Bằng khả năng kinh doanh và vốn của các loại hình mà các doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường kinh tế nhưng ngược lại, có nhiều doanh nghiệp lại có nguy cơ phá sản, không đủ nguồn vốn, doanh thu để đảm bảo hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tuyên bố phá sản là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4
Mẫu quyết định tuyên bố phá sản là mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Mẫu quyết định tuyên bố phá sản là mẫu quyết định được lập rả bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản là Tòa án nhân dân với mục đích khi xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán các loại thuế, chi phí khác cho cơ quan nhà nước thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản
2. Mẫu quyết định tuyên bố phá sản:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định tuyên bố phá sản như sau:
TOÀ ÁN NHÂN DÂN……….(1)
___________
Số:……/……./QĐ-TBPS(2)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN………….
Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản: (3)
Ông (Bà)……….. (4)
Căn cứ vào Điều 8 và Điều……… (5) của Luật phá sản;
Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số……../……../QĐ-MTTPS ngày…….. tháng…….. năm……….
Đối với: ……… (6)
Địa chỉ: ……… (7)
Xét thấy ……… (8)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tuyên bố ……….. (9)
Địa chỉ …….. (10) bị phá sản.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố phá sản,……. (11) các chủ nợ, những người mắc nợ của……….. (12) có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân d&acir0c;n cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này.
3. Cấm …….. (13)
Nơi nhận:
(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi và thông báo theo
quyết định tại khoản 1 Điều 89 của Luật phá sản và lưu hồ sơ.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
……… (14)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định tuyên bố phá sản:
(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định tuyên bố phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-TBPS).
(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ “Tổ” trước hai chữ “Thẩm phán”.
(4) Ghi họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ “Tổ trưởng” (ví dụ: Bà Trần Thị Thoa – Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.
(5) Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản thuộc trường hợp quy định tại điều nào thì ghi điều đó của Luật phá sản (Điều 86 hoặc Điều 87).
(6), (7) và (9), (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
(8) Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 86 của Luật phá sản thì ghi: “Xét thấy (tên của doanh nghiệp, hợp tác xã) không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản” (nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật phá sản) hoặc “Xét thấy (tên của doanh nghiệp, hợp tác xã) đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản” (nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật phá sản).
Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 87 của Luật phá sản, thì ghi căn cứ tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 87 của Luật phá sản.
(11) và (12) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã.
(13) Đối với những người quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật phá sản, thì ghi họ, tên và nội dung cấm theo đúng quy định tại khoản 1 này. Đối với những người quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật phá sản, thì ghi họ, tên và nội dung cấm theo quy định tại khoản 2 này. Về thời hạn cấm, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể mà ấn định thời hạn từ một năm đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng thì không được cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
(14) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi “Thẩm phán”; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:
“TM. Tổ Thẩm phán
Tổ trưởng”
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Theo quy định tại Luật Phá sản 2014, khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố pháp sản thì người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:
– Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn là chủ nợ trong trường hợp không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn là chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh toán.
– Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn là cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán…
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Theo đó, khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
Căn cứ Luật Phá sản 2014, thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
Bước 2: Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trường hợp 1: Tòa án trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có thẩm quyền.
Trường hợp 2: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt.
Trường hợp 3: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
– Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và ra thông báo.
– Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.
Bước 4: Hội nghị chủ nợ
Bước 5: Phục hồi DN
Trường hợp 1: Sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh doanh nếu DN được phục hồi thì ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản.
Trường hợp 2: DN không phục hồi được thì đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Lệ phí yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,5 triệu đồng đực quy định ở Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo
Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Chi phí phá sản:
Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Chi phí phá sản được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều Điều 21
Sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, để bảo toàn tài sản khi DN mất khả năng thanh toán, những giao dịch sau đây bị coi là vô hiệu:
– Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản:
+ Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
+ Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
+ Tặng cho tài sản;
+ Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã…
– Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán quy định nêu trên được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu….
Như vậy, pháp luật quy định doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bị phá sản khi doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ khi thành lập và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo đó, khi Tòa án tuyên bố đã phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ phải ngừng các giao dịch và một số giao dịch trở thành vô hiệu.