Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam là gì? Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam để làm gì? Mẫu phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam? Hướng dẫn soạn thảo phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam? Điều kiện để người nước ngoài để được nhập học tại các học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam?
Ngày nay, việc giao lưu du học sinh giữa các nước diễn ra rất phổ biến. Số lượng các đối tượng là người nước ngoài học tập tại Việt Nam ngày càng gia tăng đòi hỏi pháp luật nước ta phải ban hành các quy định và chính sách cụ thể để đảm bảo hoạt động quản lý của Nhà nước ta đối với các chủ thể thể là người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam được sử dụng trong quá trình các du học sinh thực hiện việc đăng ký học tập tại Việt Nam. Vậy, Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam được sử dụng như thế nào và có nội dung ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu phiếu đăng ký này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam là gì?
Du học là cơ hội to lớn của mỗi cá nhân, thông qua quá trình học tập ở các nước khác các chủ thể sẽ nắm bắt tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa,… của các nước tiên tiến từ đó sẽ trang bị được cho bản thân những kỹ năng cần thiết trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Không chỉ các sinh viên ở đất nước ta có nhu cầu du học ở các nước khác mà ngày nay Việt Nam cũng đã mở cửa chào đón rất nhiều du học sinh nước ngoài. Khi đến Việt Nam, các du học sinh phải thực hiện việc đăng ký. Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
2. Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam để làm gì?
Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để ghi chép lại các thông tin đăng ký của người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin của người đăng ký học, quá trình học tập của người đăng ký, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các thông tin cá nhân khác của người nước ngoài học tập tại Việt Nam… Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành theo
3. Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam:
PHIẾU ĐĂNG KÝ
DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM
APPLICATION FORM
FOR INTERNATIONAL APPLICANTS TO STUDY IN VIETNAM
Hãy điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống hoặc đánh dấu () vào các ô tương ứng. Viết họ tên bằng chữ in hoa.
Please fill in the blanks or tick () appropriate boxes. Write your full name in BLOCK letters.
1 | Họ/ | Tên đệm | Tên | ||
………………… | …………………. | …………….. | |||
2 | Ngày sinh/Date of birth: | Ngày/Day ….. tháng/month | |||
3 | Giới tính/Gender: | □ Nam/ | □ Nữ/ | ||
4 | Nơi sinh/Place of birth: | Thành phố/City …………………………. Nước/Country ………………………….. | |||
5 | Quốc tịch/Nationality: | …………………………………………. | |||
6 | Nghề nghiệp/Occupation: | …………………………………………. | |||
7 | Tôn giáo/Religion: | …………………………………………. | |||
8 | Hộ chiếu/Passport: | Số/Number: ……………….. | Nơi cấp/ | ||
Ngày cấp/Date of issue: …………………………….. | Ngày hết hạn/ ………………… | ||||
9 | Tình trạng hôn nhân/ Marital status: | □ Độc thân/Single □ Đã kết hôn/Married □ Ly dị/Divorced | |||
10 | Tiếng mẹ đẻ/Native language: | …………………………………………… | |||
11 | Địa chỉ liên hệ trong nước/ Home country contact address: | ……………………………………………. …………………………………………… | |||
12 | Điện thoại nhà riêng trong nước | ………………………. | |||
13 | Người liên hệ khi cần báo tin ở trong nước/Contact person in | ||||
Họ tên/Full name ………………………………………………………….. | Quan hệ/ ………………………………………… | ||||
Địa chỉ nơi ở/Residential address ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. | Nơi làm việc/ …………………………………………. …………………………………………… | ||||
Điện thoại/Phone number ………………………………………………………….. | …………………………………………… |
14 | Quá trình học tập/Educational background: | |||||||||
Năm học Academic year | Cơ sở đào tạo Institution | Ngành học Field of Study | Văn bằng, chứng chỉ Qualifications | |||||||
…………….. | ……………………….. | …………………………. | ………………………. | |||||||
15 | Quá trình công tác/Employment record: | |||||||||
15.1 Cơ quan công tác/Employer: | ……………………………………………………………………… | |||||||||
Thời gian công tác/Time of employment: | Từ/From: tháng/month… năm/year… Đến/To: tháng/month…. năm/year… | |||||||||
Vị trí công tác/Job Title: | ………………………………………………………………………. | |||||||||
Mô tả công việc/Job Description: | ………………………………………………………………………. | |||||||||
15.2 Cơ quan công tác/Employer: | ………………………………………………………………………. | |||||||||
Thời gian công tác/Time of employment: | Từ/From: tháng/month …. năm/year…. Đến/To: tháng/month …. năm/year…. | |||||||||
Vị trí công tác/Job Title: | ………………………………………………………………………. | |||||||||
Mô tả công việc/Job Description: | ………………………………………………………………………. | |||||||||
16 | Tự đánh giá trình độ tiếng Việt/Self assessed Vietnamese language proficiency: | |||||||||
□ Không biết tiếng Việt/Zero Vietnamese proficiency □ Biết tiếng Việt /Some Vietnamese Proficiency Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:
| □ Sơ cấp/Elementary □ Trung cấp/Intermediate □ Cao cấp/Advanced | |||||||||
Nếu bạn đã học ở Việt Nam bằng tiếng Việt, hãy điền các thông tin dưới đây/If you have studied in Vietnam in Vietnamese, complete all following required information: | ||||||||||
Tên các trường đã học/Names of institutions attended: | …………………………………………………….. | |||||||||
Tổng thời gian đã học/Total length of study: | ….. giờ/hours …. tháng/months …. năm/years | |||||||||
Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt/Certificate of Vietnamese language proficiency: | □ Không/No □ Có/Yes Trình độ/Level: ………………. | |||||||||
Loại văn bằng tốt nghiệp đã được cấp/Types of qualifications awarded: | □ THPT/High school □ Cao đẳng/College □ Đại học/Bachelor □ Thạc sĩ/Master □ Tiến sĩ/Doctor | |||||||||
17 | Trình độ tiếng Anh/English Language Proficiency: | |||||||||
□ Không biết tiếng Anh/Zero English proficiency □ Biết tiếng Anh/Some English Proficiency Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column: | □ Sơ cấp/Elementary □ Trung cấp/Intermediate □ Cao cấp/Advanced | |||||||||
18 | Ngoại ngữ khác/Other foreign languages: ……………………………… Trình độ/Level: …………………………………….. | |||||||||
19 | Khóa học đăng ký/Proposed Study Program: | |||||||||
□ Tiểu học/Primary School □ Trung học cơ sở/Lower Secondary School □ Trung học phổ thông/Upper Secondary School | ||||||||||
□ Trung cấp chuyên nghiệp/Secondary Professional and Technical School □ Cao đẳng/Associate □ Đại học/Bachelor □ Thạc sĩ/Master □ Tiến sĩ/PhD □ Thực tập sinh/Research Fellowship □ Khóa học ngắn hạn/Short-term training course | ||||||||||
20 | Ngành học, lĩnh vực nghiên cứu đăng ký/Proposed field of study/research: ………………………………………………………………………………… | |||||||||
21 | Thời gian học đăng ký/Proposed period of study: Từ/From:………….. ngày/day …. tháng/month …. năm/year. Đến/To:……….. ngày/day …. tháng/month …. năm/year. | |||||||||
22 | Cơ sở giáo dục đăng ký/Proposed educational institution for study/research: ………………………………………………………………………………… | |||||||||
23 | Ngôn ngữ đăng ký sử dụng cho khóa học/Proposed language medium for study: □ Tiếng Việt/Vietnamese □ Tiếng Anh/English □ Ngôn ngữ khác/Other language: ………………………………………….. | |||||||||
24 | Thành viên trong gia đình đang ở Việt Nam (nếu có)/Your family members living in Vietnam (if any): | |||||||||
Họ tên/Full name 1…………………………… 2…………………………… | Quan hệ/Relationship ……………………………………… ……………………………………… | Địa chỉ/Address ……………………………….. ……………………………….. | ||||||||
25 | Chi phí trong thời gian học tập tại Việt Nam/Source of funding for your study in Vietnam: □ Học bổng Chính phủ Việt Nam/Vietnamese Government Scholarship □ Học bổng khác/Other Scholarship □ Tự túc kinh phí/Self-funding | |||||||||
26 | Tôi, người ký tên dưới đây, xin cam đoan tất cả thông tin tôi ghi trong Phiếu đăng ký này là hoàn toàn trung thực và chính xác. Tôi xin cam kết tuân thủ Pháp luật của Việt Nam, Quy chế quản lý lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam và nội quy, quy định của cơ sở đào tạo, cơ sở nội trú trong suốt thời gian lưu học tại Việt Nam. I, the undersigned, hereby acknowledge that all the information on this Application Form is true and correct to the best of my knowledge. I hereby undertake to comply strictly with all the laws and the regulations of the Vietnamese Government, all regulations applicable to international students studying in Vietnam, all regulations of the educational institutions and accommodation providers throughout my stay in Vietnam. | |||||||||
Ngày/Day…..tháng/month ……… năm/year ……………… Ký tên/Applicant’s signature: ………….
|
4. Hướng dẫn soạn thảo phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam:
– Phần mở đầu:
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Các du học sinh thực hiện điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống.
+ Thông tin về du học sinh.
+ Thông tin về quá trình học tập của du học sinh.
+ Thông tin về khóa học mà du học sinh đăng ký.
+ Thông tin về ngôn ngữ sử dụng trong khóa học đã được đăng ký.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của chủ thể làm phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
+ Thời gian và địa điểm lập phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
+ Ký, ghi rõ họ tên của người làm đơn.
5. Điều kiện để người nước ngoài để được nhập học tại các học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam:
Người nước ngoài để được nhập học tại các học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện về trình độ học vấn, chuyên môn, điều kiện về sức khỏe:
Theo Điều 4 Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định các điều kiện về trình độ học vấn, chuyên môn có nội dung cụ thể như sau:
– Các lưu học sinh vào học ở các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tiếp nhận theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
– Các lưu học sinh vào học chương trình trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước gửi lưu học sinh là thành viên đối với từng cấp học và trình độ đào tạo.
– Các đối tượng là lưu học sinh vào học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.
– Các đối tượng là lưu học sinh vào thực tập chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh.
– Các đối tượng là lưu học sinh vào học các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện quy định tại Điều này còn phải đạt các yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo.
– Đối với các lưu học sinh phải học bổ sung kiến thức chuyên ngành để đạt yêu cầu được vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu cần) do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo tổ chức thực hiện cho lưu học sinh trong thời gian tối đa là 01 năm học sau khi lưu học sinh đã đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt.
Ngoài ra theo Điều 5 Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định điều kiện về sức khỏe có nội dung như sau:
Lưu học sinh khi muốn sang Việt Nam học tập phải đáo ứng đầy đủ các điều kiện về sức khỏe để học tập tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải thực hiện việc kiểm tra lại sức khỏe tại cơ sở y tế do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh của Việt Nam chỉ định.
Đối với trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.
Việc pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định cụ thể đối với điều kiện của người nước ngoài để được nhập học tại các học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam là vô cùng hợp lý. Việc đưa ra các quy định sẽ giúp đảm bảo lợi ích của quốc gia cũng nhu của chính các du học sinh. Các quy định này còn góp phần đảm bảo cho chất lượng du học sinh tới Việt Nam đạt chuẩn và góp phần quan trọng trong việc nâng cao mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia có lưu học sinh.