Việc đăng ký hay hoạt động của hợp tác xã đều phải thực hiện dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Vậy, Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã có những nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã:
- 4 4. Trình tự, thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh Hợp tác xã:
- 5 5. Có áp dụng quy chế dân chủ tại nơi làm việc của Hợp tác xã không?
1. Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã được hiểu là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, và do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã theo quy định của pháp luật
Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam hiện nay, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã là mẫu với các nội dung và thông tin về việc rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã theo quy định để biết được các thông tin đăng ký của hợp tác xã có đúng và phù hợp hay chưa? và tình trạng hoạt động của hợp tác xã trên thự tế
Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã theo quy định về các vấn đề khác nhau như tình hình hoạt động của hợp tác xã có thực hiện đúng theo quy định…hay co sai phạm hay không. Mẫu được ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT.
2. Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ HỢP TÁC XÃ
——-
……, ngày …… tháng …… năm …
Số: ………
THÔNG BÁO
Về việc rà soát thông tin đăng ký hợp tác xã, tình trạng hoạt động của hợp tác xã
Kính gửi:
(Tên hợp tác xã)
Địa chỉ: (Địa chỉ trụ sở chính)
Mã số: (Mã số hợp tác xã/Số Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/ Số
Căn cứ quy định tại Khoản 15 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 4 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của hợp tác xã về sự đầy đủ và chính xác của các thông tin đăng ký hợp tác xã,
Cơ quan đăng ký hợp tác xã:
Địa chỉ trụ sở:
Điện thoại: ……………………………………………… Fax:
Email: …………………………………………………… Website:
Đề nghị hợp tác xã rà soát, kiểm tra đối chiếu và bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hợp tác xã, tình trạng hoạt động của hợp tác xã đã đăng ký như sau:
Thông tin đăng ký kinh doanh | Thông tin đăng ký thuế |
1. Đối với hợp tác xã: ………………………………………………… | 1. Đối với hợp tác xã: ……………………………………………… |
2. Các chi nhánh: ………………………………………………… | 2. Các chi nhánh: ……………………………………………… |
3. Các văn phòng đại diện: ………………………………………………… | 3. Các văn phòng đại diện: ……………………………………………… |
4. Các địa điểm kinh doanh ………………………………………………… | 4. Các địa điểm kinh doanh ……………………………………………… |
Sau khi rà soát, đề nghị Quý hợp tác xã gửi Thông báo về việc phản hồi kết quả rà soát thông tin đăng ký hợp tác xã, tình trạng hoạt động của hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-15 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 4 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã tới ……………………… (tên cơ quan đăng ký hợp tác xã) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày gửi Thông báo này.
Trường hợp hợp tác xã phản hồi thông tin đăng ký hợp tác xã là đầy đủ, chính xác, đề nghị Quý hợp tác xã đánh dấu vào Mục I – Thông báo về việc phản hồi kết quả rà soát thông tin đăng ký hợp tác xã, tình trạng hoạt động của hợp tác xã.
Trường hợp hợp tác xã phản hồi thông tin đăng ký hợp tác xã còn thiếu, đề nghị Quý hợp tác xã cập nhật thông tin tại Mục II – Thông báo về việc phản hồi kết quả rà soát thông tin đăng ký hợp tác xã, tình trạng hoạt động của hợp tác xã.
Trường hợp hợp tác xã phản hồi thông tin đăng ký hợp tác xã chưa thống nhất giữa nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc khác so với thông tin hiện tại của hợp tác xã đã thay đổi nhưng hợp tác xã chưa đăng ký, đề nghị Quý hợp tác xã cập nhật thông tin tại Mục III – Thông báo về việc phản hồi kết quả rà soát thông tin đăng ký hợp tác xã, tình trạng hoạt động của hợp tác xã và đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Điều 28 Luật Hợp tác xã trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày …………………… (tên cơ quan đăng ký hợp tác xã) gửi Thông báo rà soát.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cục Thuế tỉnh/thành phố;
– Lưu: ……
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã:
– Soan thảo đầy đủ thông tin trong Mẫu thông báo rà soát thông tin đăng ký, tình trạng hoạt động của hợp tác xã
– Trưởng phòng (Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
– Các thông tin phải đầy đủ và chính xác, tránh tẩy xóa làm sai lệch thông tin
4. Trình tự, thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh Hợp tác xã:
Bước 1: Báo cáo bằng văn bản việc thành lập tới UBND phường, thị trấn, nơi dự định đặt trụ sở chính của Hợp tác xã:
Bước 2: Hội nghị thành lập Hợp tác xã:
Hội nghị thành lập Hợp tác xã là Hội nghị đầu tiên quyết định việc thành lập Hợp tác xã. Hội nghị này do các sáng lập viên đứng ra tổ chức, Căn cứ Tại Khoản 3 Điều 20
– Phương án sản xuất, kinh doanh;
– Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
– Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
– Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bước 3: Đăng ký kinh doanh:
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hợp tác xã trước tiên cần đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:
– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm
– Hồ sơ đăng ký theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định
– Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định
– Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định
Hồ sơ đăng ký Hợp tác xã cần những văn bản sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định
– Điều lệ;
– Phương án sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật
– Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên
– Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
– Nghị quyết hội nghị thành lập.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ, nếu hợp lệ và đủ điều kiện theo quy định sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã.
5. Có áp dụng quy chế dân chủ tại nơi làm việc của Hợp tác xã không?
Dân chủ đó chính là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong nguyên tắc và hoạt động của Hợp tác xã.theo quy định thì Dân chủ trong hợp tác xã thể hiện ở việc tự nguyện thành lập, gia nhập và ra khỏi hợp tác xã.
Theo đó, thì Hợp tác xã được thành lập khi có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên theo quy định. Về việc gia nhập hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình, và đối với pháp nhân thoản mãn yêu cầu của pháp luật quy định, tán thành với điều lệ hợp tác xã đều có thể viết đơn xin gia nhập hợp tác xã và có quyền ra khỏi hợp tác xã theo ý chí tự nguyện của mình
Ngoài ra Tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã còn thể hiện ở việc các thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau trong việc quyết định các nội dung quan trọng của Hợp tác xã như xây dựng điều lệ, và các phương án kinh doanh, bầu Ban quản trị, ban kiểm sát Hợp tác xã… mà không phụ thuộc vào số lượng vốn góp.
Như vậy, một trong những nguyên tắc tổ chức và các phương án hoạt động của Hợp tác xã là nguyên tắc tự nguyện, dân chủ. Việc áp dụng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ- CP trong hoạt động của hợp tác xã là hoàn toàn phù hợp với bản chất của hợp tác xã và quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: