Trong quá trình tạm giam tạm giữ cơ quan tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh tội danh của người bị tạm giam tạm giữ. Trong trường hợp không chứng minh được tội thì phải tiến hành trả tự do cho người đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo là gì?
Theo
Mẫu 5đ-HS: Mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo là mẫu quyết định của
Mẫu 5đ-HS: Mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo là mẫu quyết định do
2. Mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo như sau:
TÒA ÁN………. (1)
———
Số: …../…../HSST-QĐ (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
….., ngày …… tháng …… năm …….
TÒA ÁN ……….QUYẾT ĐỊNH
TRẢ TỰ DO CHO BỊ CÁO
Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: …………
Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người): ……….
Các Hội thẩm: (3)……
Căn cứ vào Điều 199 và Điều 227 của Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào biên bản nghị án ngày ….. tháng ….. năm ….. của Hội đồng xét xử sơ thẩm;
Xét thấy (4)……….
QUYẾT ĐỊNH:
1. Trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo sau đây đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác: (ghi họ tên, ngày … tháng … năm … sinh, nơi sinh, nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú), nghề nghiệp)
Bị Tòa án …….
Xét xử về tội (các tội) …….
Theo điểm (các điểm) ….. khoản (các khoản) ….. Điều (các điều) ….. của Bộ luật hình sự.
Và quyết định xử phạt: (5).
2. Trại tạm giam ………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Trại tạm giam …..;
– VKS ……..;
– Bị cáo …….;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa
3. Hướng dẫn lập Mẫu 5đ-HS: Mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo:
Mẫu quyết định phải ghi nội dung sau:
(1) Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định trả tự do cho bị cáo (ví dụ: Số 155/2004/HSST-QĐ).
(3) Nếu là Tòa án nhân dân thì ghi Các Hội thẩm nhân dân; nếu là Tòa án quân sự thì ghi Các Hội thẩm quân nhân.
(4) Khi thuộc trường hợp nào quy định tại Điều 227 của Bộ luật tố tụng hình sự thì ghi theo trường hợp đó (ví dụ: Xét thấy bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo).
(5) Nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 227 của Bộ luật tố tụng hình sự thì ghi “được Tòa án ...” và dòng tiếp theo ghi: “tuyên bố…” (ví dụ: Tuyên bố không phạm tội).
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Quyền và nghĩa vụ của bị cáo
– Theo
+ Bị cáo có quyền nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của
+ Bị cáo có quyền tham gia phiên tòa xét xử;
+ Bị cáo có quyền được giải thích về quyển và nghĩa vụ;
+ Bị cáo có quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; khi nhận thấy có vướng mắc hoặc một số lý do nào đó về người tiến hành tố tụng thì bị cáo có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
+ Bị cáo có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Bị cáo có quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
+ Bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
+ Bị cáo có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
+ Bị cáo có quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án, Tòa án sẽ cho bị cáo nói lời sau cùng với Hội đồng xét xử trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án ;
+ Bị cáo có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu nhận thấy bản án không công bằng hoặc còn nhiều bất cập;
+ Bị cáo có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho các bị cáo thực hiện các quyền của họ.
– Bị cáo có những nghĩa vụ nhất định theo khoản 3 Điều luật đang bình luận, bị cáo có các nghĩa vụ sau:
+ Bị cáo có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án;
+ Có thể bị áp giải trong trường hợp không có lý do chính đáng;
+ Nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
Như vậy, trong tố tụng hình sự thì bị cáo là người, pháp nhân bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử trực tiếp tại các phiên tòa xét xử. Khi bị Tòa án ra quyết định thì bị cáo sẽ có các quyền theo quy định pháp luật để tiến hành giải quyết vụ án, mà quyền đầu tiên của bị cáo là nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử và các quyết định như áp dụng các biện pháp ngăn chặn, giám định,…. Trong quá trình tham gia giai đoạn xét xử thì có quyền và nghĩa vụ theo nội dung đã nêu trên theo Bộ luật tố tụng hình sự
5.2. Trả tự do cho bị cáo
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự quy định về trả tự do cho bị cáo như sau:
Điều 328. Trả tự do cho bị cáo
Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bổ trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treọ;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.”
Theo đó,
Khi Hội đồng xét xử tiến hành việc áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ để tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu để buộc tội bị cáo nhưng không có bằng chứng chứng minh tội thì bị cáo là người không có tội và được Hội đồng xét xử tuyên bố trả tự do,
Trong trường hợp bị cáo là đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định trả tự do cho bị cáo
Trường hợp Tòa tuyên án phạt tù nhưng có những tình tiết giảm nhẹ chuyển từ phạt tù sang án treo thì Tòa án tiến hành trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa.
Bị cáo đang bị tạm giam chỉ bị tiếp tục tạm giam nếu vẫn có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn đó. Khi không còn căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam thì phải hủy bỏ chúng. Thực chất lúc này quy định trách nhiệm cùa Hội đồng xét xử phải hủy bỏ biện pháp tạm giam khi không còn căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Như vậy, dựa vào Điều luật quy định Hội đồng xét xử phải quyết định trả tự do cho bị cáo bị tạm giam ngay tại phiên tòa trong các trường hợp: Bị cáo không có tội; Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù; Bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo; Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hom thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
Quyết định trả tự do của bị cáo có hiệu lực thi hành ngay. Để làm thủ tục cần thiết cho việc xuất trại thì trại tạm giam không được áp dụng bất kỳ một biện pháp nào hạn chế tự do đối với họ.