Khi có tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực thương mại do các bên không thể thỏa thuận với nhau để tìm cách giải quyết thì hòa giải thương mại lúc này đóng vai trò tối ưu để giải quyết các vấn đề đó, để được như vậy cần phải có hòa giải viên thương mại vụ việc tham gia hòa giải theo quy định. Vậy hòa giải viên thương mại vụ việc có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc là gì?
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của
Mẫu giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc là mẫu với các nội dung và thông tin của cá nhân muốn đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc khi có đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật đề ra
Mẫu 01/TP-HGTM – Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc được ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BTP về hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại
2. Mẫu giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ LÀM HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI VỤ VIỆC
Kính gửi: Sở Tư pháp……….
Tên tôi là: …..
Tôi đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc với các nội dung sau đây:
1. Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa):………Nam/nữ:…..
Ngày sinh:…../……/…….
Chứng minh nhân dân số/Hộ chiếu/Thẻ Căn cước công dân số: …
Ngày cấp: …..…/..…./…. Nơi cấp: ……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……..
Chỗ ở hiện nay:..…
Điện thoại:………
Email:……
2. Nghề nghiệp:………
Tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại theo quy định pháp luật.
Tài liệu gửi kèm:
1.………
2………
Tỉnh (thành phố), ngày…… tháng….. năm…
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Hướng dẫn làm Mẫu giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu số 01/TP-HGTM: Mẫu giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc
– Ghi các thông tin đầy đủ và chính xác, không tẩy xóa làm sai lệch thông tin
– Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ, tên)
3. Một số quy định của pháp luật về hòa giải viên thương mại vụ việc:
3.1. Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại:
– Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại cụ thể như họ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của
– Ngoài ra thì họ phải có kỹ năng hòa giải và phải có nguồn kiến thức hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan dựa trên nền tảng các quy định của pháp luật. Như vậy phải có đủ các điều kiện như trên đây thì mới có thể làm hòa giải viên thương mại theo đúng quyd dịnh. Và phải thực hiện theo các trình tự thủ tục luật định khi có đủ tiêu chuẩn nêu trên
3.2. Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc:
Tại Điều 8. Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại quy định:
1. Người có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Trường hợp người đề nghị đăng ký là người nước ngoài thì đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm trú.
2. Người đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học;
c) Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Sở; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp hòa giải viên thương mại vụ việc thôi làm hòa giải thương mại vụ việc thì gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc. Sở Tư pháp xóa tên hòa giải viên thương mại đó khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hòa giải viên thương mại vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc đó khỏi danh sách của Sở.
Như vậy, Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc cần thực hiện theo quy định về hòa giải viên thương mại phải có đủ các điều kiện theo quy định và có đủ tiêu chuẩn để tiến hành hòa giải viên thương mại Người đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc phai thực hiện theo các trình tự và thủ tục liên quan do pháp luật đề ra đối với việc tiến hành đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc. Và các trường hợp không đủ điều kiện hay tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi danh sách theo quy định
4. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại:
Thỏa thuận hòa giải
Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới các loại hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng theo quy định. và Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản cụ thể
Lựa chọn, và chỉ định hòa giải viên thương mại
Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hay do lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố theo quy định. Đối với Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại quy định
Quyền, và nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải
Các bên tranh chấp có các quyền đó là Lựa chọn trình tự, và lựa chọn thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải, đồng ý hoặc từ chối hòa giải hay các yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải; yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo quy định và họ được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải; các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan về vấn đề này
Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ đó là phải Trình bày đúng sự thật, và các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại theo quy định của pháp luật thi hành kết quả hòa giải thành; trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Kết quả hòa giải thành
Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật. và Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó thì Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính như:
Căn cứ tiến hành hòa giải
+ Căn cứ như thông tin cơ bản về các bên
+ Căn cứ dựa trên các nội dung chủ yếu của vụ việc
+ Căn cứ dựa trên thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại theo quy định
Trong các Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 01/TP-HGTM: Mẫu giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.