Hiện nay đối với sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước thì vấn đề sử dụng hàng hóa nhập khẩu của người dân cũng tăng lên, theo đó các thương nhân mua hàng nhập khẩu với các mục đích khác nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận và phát triển kinh tế với các mặt hàng khác nhau. Vậy mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu để làm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu:
- 3 3. Một số thông tin của pháp luật về thương nhân mua hàng nhập khẩu:
- 4 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý:
- 5 5. Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài:
- 6 6. Ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của tổ chức, cá nhân không phải thương nhân:
1. Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu được hiểu là một trong các hoạt động ngoại thương và nhập khẩu cũng Có thể hiểu đó là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với sự phát triển của nền kinh tế Thế giới
Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu là mẫu với các thông tin và nội dung về việc mua hàng nhập khẩu, với thông tin các loại hàng hóa nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung báo cáo theo quy định
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh và Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Thướng nhân có Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ và được Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước. Theo đó việc thực hiện các hoạt động như mua hàng nhập khẩu của thương nhân phai thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.
Theo đó thương nhân mua hàng nhập khẩu được xác định đó là quyền hoạt động thương mại của thương nhân mà nhà nước và pháp luật ghi nhận. Với các mục đích mua hàng nhập khẩu để kinh doanh và sinh lời, phát triển nền kinh tế đất nước thì việc thương nhân mua hàng nhập khẩu phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật quy định
Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc thương nhân mua hàng hóa nhập khẩu. Mẫu bản báo cáo nêu rõ thông tin về doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, thông tin thương nhân mua hàng nhập khẩu..
2. Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
TÊN DOANH NGHIỆP
SỐ: /BC
BÁO CÁO THƯƠNG NHÂN MUA HÀNG NHẬP KHẨU
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư…hoặc Ban QLKCN tỉnh…
Đồng kính gửi: Bộ Công Thương
I/ THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN QUYỀN NHẬP KHẨU
1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):…………
Giấy chứng nhận đầu tư số…………do…………..cấp ngày……tháng……..năm……..
Giấy phép kinh doanh (nếu có) số…………do…………..cấp ngày……tháng……..năm……..
Ngành, nghề thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính:
Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại:…………….Fax:…………Email: ……………Website (nếu có)…….
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:……..Nam/Nữ:………
Chức danh:……….
II/ THÔNG TIN VỀ THƯƠNG NHÂN MUA HÀNG NHẬP KHẨU
STT | TÊN THƯƠNG NHÂN | MÃ SỐ THUẾ | MẶT HÀNG | TRỊ GIÁ (VNĐ) |
01 | Công ty TNHH A | |||
02 | Công ty TNHH B | |||
Công ty cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung báo cáo này./.
……., ngày…tháng…năm…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu số BC-02: Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu
– Người đại diện theo pháp luật (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Một số thông tin của pháp luật về thương nhân mua hàng nhập khẩu:
3.1.Thương nhân làm đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài:
– Trong hoạt động ngoại thương thì thương nhân là chủ thể được làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý cấp Giấy phép.
– Pháp luật cũng có quy định về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó và thương nhân làm đại lý mua hàng phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng để mua hàng theo hợp đồng đại lý. Ngoài ra thì thương nhân làm đại lý mua hàng có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
3.2. Nghĩa vụ thuế:
– Các đối tượng phải chịu nghĩa vụ thuế như hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Bên cạnh đó, nghĩa vụ chịu thuế của thương nhân Việt Nam theo quy định đó là việc thương nhân phải có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý:
– Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
+ Các trường hợp đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
+ Thủ tục xuất khẩu nhập khẩu có điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng Điều kiện theo quy định pháp luật. Đối với hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật và thương nhân phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
5. Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài:
Tại Điêu 24 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (Hiện đã hết hiệu lực) quy định:
– Thương nhân Việt Nam được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán các loại hàng hóa tại nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép quy định tại Nghị định này, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cho phép.
-Thương nhân thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và phải chuyển các khoản tiền thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-Trường hợp nhận tiền bán hàng bằng hàng hóa, thương nhân phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.
Theo đó khi muốn thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán các loại hàng hóa tại nước ngoài phải thực hiện theo các quy định như phải chuyển các khoản tiền thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định để việc quản lý hàng hóa và kinh tế đối với đất nước và có các quy định nhận tiền bán hàng bằng hàng hóa, thương nhân cũng đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục nhất định
6. Ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của tổ chức, cá nhân không phải thương nhân:
“Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên”. Tại Điều 18 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Các tổ chức, các cá nhân Việt Nam không phải thương nhân theo quy định, dựa trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, được ủy thác xuất khẩu, hay nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật
Như vậy trong trường hợp này nếu hàng hóa muốn ủy quyền nhập khẩu kia mà thuộc vào loại hàng hóa phục vụ nhu cầu cho chính bạn và hàng hóa đó phải không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì bạn có thể ủy quyền và có trả lại hàng dựa theo quy định cụ thể đó là Đối với các loại Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài được tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại Việt Nam. Việc hoàn thuế được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính theo quy định
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số BC-02: Mẫu báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu chi tiết nhất dựa trên quy định cuả pháp luật hiện hành.