Trong quá trình cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt thì không thể nào thiếu được biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt. Vậy các thủ tục và mẫu biên bản được tiến hành làm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt:
- 4 4. Một số quy định về cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt:
1. Mẫu biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt là gì?
Mẫu biên bản về việc cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin tài sản… Mẫu biên bản về việc cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt được ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành
Mẫu biên bản về việc cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt được dụng để ghi chép lại toàn bộ thông tin có trong việc cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt. Mẫu biên bản về việc cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để xét xét về việc kê biên cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị,…
2. Mẫu biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt:
Mẫu số 04/BB-CCKB: Mẫu biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt được ban hành kèm theo Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành. Nội dung cơ bản của mẫu biên bản về việc cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt như sau:
… (1)
… (2)
Số: …/BB-CCKB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt*
Thi hành Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt số…./QĐ-CCXP ngày…./…./…… của(2) …
Hôm nay, ngày…./…./……, tại(3) …
Chúng tôi gồm:
<Người ra quyết định cưỡng chế/người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành
a) Họ và tên: … Chức vụ: …
Cơ quan: …
b) Họ và tên: … Chức vụ: …
Cơ quan: …
Cơ quan phối hợp (4):
a) Họ và tên: … Chức vụ: …
Cơ quan: …
b) Họ và tên: … Chức vụ: …
Cơ quan: …
Với sự chứng kiến của:
a) Họ và tên(5): … Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện nay: …
b) Họ và tên(6): … Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện nay: …
c) Họ và tên(7): … Chức vụ: …
Cơ quan: …
Tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để thi hành
<1. Họ và tên>: … Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./ … Quốc tịch: …
Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện tại: …
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: … ; ngày cấp: …./…./ ……;
nơi cấp: … ;
<1. Tên tổ chức vi phạm>: …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Mã số doanh nghiệp: …
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:
…
Ngày cấp: …./…./ … ; nơi cấp: …
Người đại diện theo pháp luật(8): … Giới tính: …
Chức danh(9): …
Biện pháp cưỡng chế áp dụng: Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
Các tài sản được kê biên, gồm:
STT | Tên gọi/mô tả tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Đặc điểm | Tình trạng | Ghi chú |
Việc cưỡng chế kết thúc hồi…. giờ…. phút(10), ngày…./…./……
Biên bản này gồm…. tờ, được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(5) ……………là cá nhân có tài sản bị kê biên/người đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân có tài sản bị kê biên/tổ chức bị kê biên tài sản 01 bản, 01 bản chuyển cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế.
<Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản>
Lý do ông (bà)(11) … không ký biên bản (12): …
…
CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ KÊ BIÊN TÀI SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP CƯỠNG CHẾ
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
GƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ/NGƯỜI TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ
(Ký, đóng dấu)
(Ghi rõ cấp bậc, chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt:
Mẫu này được sử dụng để thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá quy định tại Điều 86
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(2) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(4) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Họ và tên, chức vụ của người đại diện cho cơ quan phối hợp đã được nêu trong quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
(5) Ghi họ và tên của cá nhân có tài sản bị kê biên/người đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân có tài sản bị kê biên/tổ chức bị kê biên tài sản.
(6) Ghi họ và tên của người chứng kiến.
(7) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tải sản bị kê biên; hoặc ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện cho cơ quan nơi cá nhân có tài sản bị kê biên đang làm việc.
(8) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(9) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(10) Việc kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ.
(11) Ghi họ và tên của người vắng mặt hoặc có mặt nhưng từ chối ký biên bản.
(12) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác…
4. Một số quy định về cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt:
4.1. Đối tượng bị áp dụng:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá bao gồm:
– Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
– Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Lưu ý: Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
4.2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản:
Việc kê biên tài sản của người vi phạm được tiến hành theo trình tự quy định tại
Bước 1: Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Bước 2: Ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản
Chủ thể có thẩm quyền sau khi xác minh được thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thì ra Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản.
Việc kê biên tài sản phải được
Bước 3: Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Bước 4: Giao bảo quản tài sản kê biên
Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
– Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
– Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung;
– Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
Bước 5: Định giá tài sản kê biên
Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản.
Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
Bước 6: Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá.
Trường hợp không ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
Việc bán đấu giá tài sản bị kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Bước 7. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành