Theo quy định của pháp luật trong các trường hợp bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung thì làm thế nào? và Mẫu Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hoá nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung quy định ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung là gì?
- 2 2. Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung:
- 3 3. Một số quy định của pháp luật về bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung:
- 4 4. Thủ tục bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung:
1. Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung là gì?
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. theo quy định của
Mẫu đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hoá nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung là mẫu với các nội dung và thông tin về tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu muốn áp dụng hình thức bảo lãnh chun theo quy định của pháp luật
Mẫu đơn 20/ĐBLC/2013: Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung được lập với thông tin người nộp thuế, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại… với mục đích để đề nghị Chi cục Hải quan bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản thu khác cho các lô hàng nhập khẩu.
2. Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày ….. tháng ….. năm …..
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ
Số: …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BẢO LÃNH TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT
CHO HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨC BẢO LÃNH CHUNG
Kính gửi: Chi cục Hải quan …….
Tên người nộp thuế: ………
Địa chỉ: ………
Mã số thuế: ……….
Số điện thoại: ……….. Số Fax: ………
Đề nghị Chi cục Hải quan ………… cho phép áp dụng hình thức bảo lãnh chung với những thông tin như sau:
Tên tổ chức bảo lãnh: ……..
Mã số thuế: …….
Địa chỉ: ……..
Số điện thoại: …… Số Fax: ……..
Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản thu khác cho các lô hàng nhập khẩu của
(tên người nộp thuế) đăng ký làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan từ ngày ….. tháng ….. năm ………. đến ngày ….. tháng ….. năm ………. với số tiền bảo lãnh là: ……. đồng (Bằng chữ: …..) theo văn bản cam kết bảo lãnh số ….. ngày ….. của ………. (tên tổ chức bảo lãnh).
(Tên người nộp thuế) xin cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung nêu trên.
Giám đốc Công ty ………
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHẦN KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
………., ngày ….. tháng ….. năm ……….
(Ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý và cơ sở pháp lý/lý do. Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Hướng dẫn làm Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung:
– Ghi đầy đủ thông tin trong Mẫu 20/ĐBLC/2013: Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hoá nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung
– Giám đốc Công ty (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
– Phần kiểm tra xác định của cơ quan hải quan (Ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý và cơ sở pháp lý/lý do. Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Một số quy định của pháp luật về bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung:
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức đó là hình thức Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung
Bảo lãnh chung được hiểu là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp.
Nghị định quy định trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc
Theo đó Nghị định cũng quy định rõ đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, quá thời hạn lưu giữ, doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước; đối với trường hợp bảo lãnh thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền tương ứng với số tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc
Như vậy có thể đưa ra các kết luận đó là bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được pháp luật quy định cụ thể về các hình thức bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên các chủ thể được lựa chọn các hình thức bảo lãnh và tuân thủ theo các trình tự thủ tục liên quan về bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo. Các trường hợp không tuân thủ đúng quy định về bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó
4. Thủ tục bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Bước đầu tiên thực hiện đó chính là việc trước khi tiên hành làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hhải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Ở bước này thì đối với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 43
Cách thức thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân nộp Thư bảo lãnh trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan;
+ Trường hợp bảo lãnh bằng phương thức điện tử: Ngân hàng bảo lãnh gửi thông tin về thư bảo lãnh cho cơ quan hải quan qua cổng thanh toán điện tử.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung (01 bản chính).
+ Thư bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng (01 bản chính).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Trước hoặc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai XNK
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân hoặc ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục trưởng Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai hải quan.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai hải quan.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu hoặc tổ chức tín dụng khác.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chấp nhận bảo lãnh và thông quan hàng hóa hoặc văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh.
– Phí, lệ phí: Không.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 06A/ĐĐNBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm
+ Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 06/TBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu 20/ĐBLC/2013: Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hoá nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu