Trong quá trình giải quyết bồi thường, cơ quan có thẩm quyền có quyền tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định ở Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước và phải ban hành quyết định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước là trách nhiệm pháp lý mà theo đó, Nhà nước phải bồi thường những thiệt hại về vật chất và bù đắp tổn hại về tinh thần khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật làm gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thi quyền lực công.
Trong Đại từ điển Tiếng Việt thì từ “tạm” có nghĩa là “chỉ trong một thời hạn ngắn và sẽ còn thay đổi”. Có thể hiểu tạm đình chỉ giải quyết bồi thường là việc Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định ngừng giải quyết bồi thường trong một khoảng thời gian nhất định khi có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Từ đó, có thể hiểu Quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường là văn bản do thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ban hành nhằm ngừng việc giải quyết bồi thường khi có các căn cứ luật định. Quyết định tạm đình chỉ phải nêu rõ lý do, thời hạn tạm đình chỉ, các quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường và hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường là văn bản bắt buộc ban hành khi thủ trưởng muốn ngừng việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật. Đây là văn bản có giá trị pháp lý đánh giá tính hợp pháp trong thủ tục giải quyết bồi thường, là cơ sở để người yêu cầu bồi thường, cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục cần thiết để tiếp tục hay đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường. Quyết định tạm đình chỉ còn là văn bản phù hợp với thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan khi trong hệ thống pháp luật thì mọi quyết định của chủ thể này đều cần phải thể hiện bằng văn bản.
Tạm đình chỉ giải quyết bồi thường thiệt hại không phải là hoạt động theo ý chí của thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường mà phụ thuộc vào căn cứ theo luật định, cụ thể Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
(1) Người yêu cầu bồi thường hai lần từ chối nhận giấy mời tham gia thương lượng; Điều này xuất phát từ việc thương lượng là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết bồi thường, trong khi đó, người yêu cầu bồi thường là chủ thể có quyền lợi được hưởng từ hoạt động bồi thường, nhưng họ lại không tham gia thương lượng, dẫn đến những khó khăn trong quá trình giải quyết đối với cả hai bên.
(2) Người yêu cầu bồi thường hai lần không đến địa điểm thương lượng khi đã nhận giấy mời mà không có lý do chính đáng. Đây là trường hợp người yêu cầu bồi thường đã nhận giấy mời tham gia thương lượng nhưng lại không đến địa điểm thương lương hai lần, địa điểm thương lượng có thể do hai bên thỏa thuận lựa chọn hoặc nếu người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú; người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó.
(3) Người yêu cầu bồi thường không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản kết quả thương lượng. Biên bản kết quả thương lượng là sự ghi nhận kết quả cuối cùng của quá trình thường lượng, là sự thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong biên bản, việc người yêu cầu bồi thường không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản tức là họ không đồng ý với kết quả đó.
(4) Cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước giải thích rằng: “Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.” Việc xem xét lại văn bản nhằm đảm bảo hoạt động bồi thường là chính xác và đúng quy định.
Về thời hạn, thủ tục giải quyết:
Nếu thuộc một trong các căn cứ (1, 2, 3) thì thời hạn tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản này, người yêu cầu bồi thường có quyền đề nghị tiếp tục giải quyết bồi thường. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường.
Nếu tạm đình chỉ theo căn cứ (40) thì sau khi nhận được văn bản xem xét lại mà văn bản được xem xét lại vẫn là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường; trường hợp văn bản được xem xét lại không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường.
Về nguyên tắc: Quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Mẫu số 15/BTNN: Mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(2)…, ngày … tháng … năm………
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Số:…../QĐ-…(1)…
QUYẾT ĐỊNH
Tạm đình chỉ giải quyết bồi thường
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (3)
Căn cứ Điều 50
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường của Ông/Bà……..(4)…… Địa chỉ: ………(5)………..vì……………….(6)………………………….
Điều 2. ………………(7)…………….
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/Bà…….(4)………và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ……(8)..….;
– …….(9)…..;
– …….(10).….;
– Lưu: VT, HSVV.
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi địa chỉ người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(6) Ghi lý do tạm đình chỉ tương ứng với các điểm quy định tại khoản 1 Điều 50 của
(7) Ghi theo một trong hai trường hợp sau:
– Trường hợp tạm đình chỉ theo một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì ghi:
“Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường là 30 ngày kể từ ngày Quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường này có hiệu lực.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ, Ông/Bà…….(tên người yêu cầu bồi thường)….có quyền đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường tiếp tục giải quyết bồi thường.
Hết thời hạn tạm đình chỉ mà Ông/Bà không đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì vụ việc yêu cầu bồi thường của Ông/Bà bị đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”
– Trường hợp tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường theo căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì ghi:
“Căn cứ khoản 3 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vụ việc yêu cầu bồi thường của Ông/Bà …….(tên người yêu cầu bồi thường)….được tiếp tục giải quyết bồi thường sau khi nhận được văn bản xem xét lại mà văn bản được xem xét lại vẫn là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; trường hợp văn bản được xem xét lại không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì vụ việc yêu cầu bồi thường của Ông/Bà bị đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
(8) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
(9) Ghi họ tên người giải quyết bồi thường.
(10) Ghi họ tên người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Cơ sở pháp lý:
Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017
Thông tư 04/2018/TT-BTP về biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước