Đối với lĩnh vực hành chính, khi vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước trong linh vực hành chính cũng sẽ có các hình thức xử lý khác nhau. Vậy vi phạm hành chính là gì? quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu
Mẫu quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo quy định của pháp luật. Mẫu nêu rõ thông tin đối tượng bị xử phạt… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……/QĐ-PTHA
…, ngày ….. tháng ….. năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ….;
Căn cứ ……
Căn cứ …… Nghị định số …. ngày … tháng … năm … của Chính phủ.
Tôi: ……, cấp bậc: ……., chức vụ: Chấp hành viên.
Đơn vị: Phòng Thi hành án ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản đối với: Ông (bà)/Tổ chức: …….
Sinh ngày …… tháng ….. năm …… Quốc tịch: ……..
Địa chỉ: ………
Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: …… quy định tại Khoản …… Điều ……
Địa điểm xảy ra vi phạm: ………
Điều 2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng:
1. Hình thức xử phạt: ………
Mức phạt: ……Bằng chữ: ………….
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: ……….
Điều 3. Hiệu lực thi hành và thực hiện quyết định xử phạt
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Quyết định này được:
a) Giao cho ông (bà)/tổ chức …… để chấp hành quyết định xử phạt.
Trong trường hợp bị xử phạt tiền, ông (bà)/tổ chức nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc nhà nước ………… hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước ….. trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao Quyết định này.
Nếu quá thời hạn trên mà không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà)/Tổ chức bị tạm giữ …… (các loại giấy tờ) để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
b) Gửi cho Kho bạc nhà nước … để thu tiền phạt./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn làm Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Ghi đầy đủ các nội dung trong Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính
– Chấp hành viên ( ký và ghi rõ họ tên)
3. Một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính:
3.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:
Khoản 1 Điều 3
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3.2. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 5, các đối tượng bị xử phạt bao gồm:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
+ Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính:
Bước 1: Trong các trường hợp cụ thể nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.
Bước 2: Thực hiện đối với người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập
Sau khi lập xong
Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.
Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Bước 5: Giải trình theo quy định tại điều 61.
Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:
– Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 55a/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính chi tiết nhất và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành về Mẫu số 55a/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Cơ sở pháp lý: