Đối với cá nhân thì nộp thuế thu nhập cá nhân, đối với doanh nghiệp thì nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,.. và khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến thuế sẽ bị cơ quan nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính về lỗi vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
- 3 3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
1. Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là gì?
Theo pháp luật quy định thuế được hiểu là một khoản chi phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định thì Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là mẫu quyết định của cơ quan chủ quản, cơ quan trực tiếp ra quyết định tạm đình chỉ thi hành xác lập và quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trong mẫu quyết định phải nêu rõ lý do tạm đình chỉ và thời hạn tạm đình chỉ quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền là cơ quan chủ quản và cơ quan ra quyết định lập ra để quyết định về việc đình chỉ việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Mẫu được ban hành kèm theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Nội dung mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:
Mẫu số: 07/QĐ
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số: /QĐ-[2]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
[3], ngày tháng năm
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4]….
….. [5] …
Căn cứ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …/2020/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……/QĐ-…… ngày……tháng……năm…… của[6] ;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số …..…/QĐ-……… ngày….tháng….năm……..(nếu có);
Căn cứ kết quả xác minh có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều…… của Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xét thấy cần thiết phải tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính xử phạt vi phạm hành chính về[4] …… tránh hậu quả xảy ra.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……/QĐ-…… ngày….tháng….năm…… của[6]
Lý do: [7]……..
Thời hạn tạm đình chỉ thi hành Quyết định nêu trên kể từ ngày……tháng ……năm…… đến ngày……tháng……năm……
Trong thời hạn … ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ vụ vi phạm phải được chuyển cho [8]……..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Gửi cho[8]…….. để biết.
2. Gửi cho ông (bà)/tổ chức[9] …….. để biết./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– ……………
– Lưu: ……..
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[10]
(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;
[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;
[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;
[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;
[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;
[6] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
[7] Ghi rõ lý do tạm đình chỉ theo điểm …khoản… điều… của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
[8] Ghi tên cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tang vật, phương tiện liên quan đến vụ việc;
[9] Ghi rõ họ tên cá nhân, tên tổ chức vi phạm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị tạm đình chỉ;
[10] Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “KT.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).
4. Một số quy định pháp luật liên quan tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Đối tượng là người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn gồm những hành vi sau:
+ Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
+Hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế
+ Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
+ Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
+ Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế
+ Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
+ Hành vi trốn thuế: Số tiền thuế trốn là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong
Theo đó, trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo quy định tương ứng với các hành vi.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định được nêu ở các hành vi bên trên thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tương ứng với các hình vi vi phạm.
– Đối tượng vi phạm là tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
– Người nộp thuế là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
– Người nộp thuế là đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
– Người nộp thuế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
– Người nộp thuế là tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
– Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
– Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định rất rõ về các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện những hành vi liên quan đến thuế như thời hạn đăng ký thuế, thời hạn thay đổi thông tin, …….; Đối tượng vi phạm ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức như doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập,…. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt sẽ tương ứng với các hành vi.