Bắt quả tang được đề cập khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì bất cứ người nào cũng có quyền thực hiện bắt người trong trường hợp này. Cần nắm rõ bắt quả tang là gì, và khi nào được coi là phạm tội quả tang.
Mục lục bài viết
1. Bắt quả tang là gì?
Phạm tội quả tang là việc chủ thể của luật hình sự đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
Bắt người phạm tội quả tang là một trong các biện pháp ngăn chặn được cơ quan tố tụng áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, đây được coi là những biện pháp ngăn chặn việc bỏ trốn và việc bắt người thực hiện hành vi phạm tội kịp thời và nhanh chóng.
Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt một người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc đang bị truy đuổi.
Bắt quả tang trong tiếng Anh là Catch red-handed
2. Quy định về các trường hợp phạm tội quả tang:
Căn cứ Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có 03 trường hợp được bắt người phạm tội quả tang như sau:
* Trường hợp 1: Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
+ Đang thực hiện tội phạm là trường hợp phạm tội quả tang thường hay gặp trong thực tế. Trong trường hợp này, người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc việc phạm tội thì bị phát hiện. Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức thì mặc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm.
+ Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tội tràng trữ trái phép chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Vì vậy, thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang.
* Trường hợp 2: Ngay sau khi người thực hiện tội phạm thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện.
+ Đây là trường hợp kẻ phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn thì bị phát hiện.
+ Cần phải lưu ý để bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này phải có chứng cứ chứng minh là kẻ đó vừa gây tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra tức thời sau khi tội phạm được thực hiện. Thông thường, các vật chứng (còn gọi là tang vật) mà người phạm tội chưa kịp cất giấu, tẩu tán là những bằng chứng khiến kẻ phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Nhưng trong các trường hợp không có vật chứng, sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này.
* Trường hợp 3: Người thực hiện tội phạm đang bị đuổi bắt
+ Trong trường hợp phạm tội quả tang này, người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt.
+ Trong trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng người phạm tội tránh bắt nhầm phải người không thực hiện tội. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn thì không được bắt quả tang mà có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp.
3. Chủ thể có thẩm quyền thực hiện hành vi bắt người phạm tội quả tang:
Theo quy định pháp luật thì chủ thể có quyền thực hiện hành vi bắt người không chỉ có cơ quan chức năng mà bất kì ai cũng có quyền bắt người đang hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội bị phát hiện phát hiện.
Với trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì điều kiện nào được bắt? Theo quy định thì chỉ trong trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm. Ngoài hai trường hợp trên thì không được coi là bắt người phạm tội quả tang. Việc bắt người trong trường hợp này được hiểu là ngay lập tức, nhanh chóng khi người phạm tội đang thực hiện hành vi tội phạm hoặc vừa hoàn thành việc phạm tội. Và trường hợp này thì hành vi được thực hiện đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.
Hành vi bắt người được thực hiện gồm có: tước vũ khí, hung khí của người phạm tội và giữ người phạm tội để giao cho cơ quan có thẩm quyền, chức năng nơi gần nhất.
Khi giao người cho cơ quan chức năng bắt buộc phải có biên bản giao nhận và giải ngay hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tạm giữ, tạm giam người để điều tra tội phạm.
Để tránh việc chuyển thành tội phạm trong tội “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” quy định tại Điều 157
Việc công dân hỗ trợ cho cơ quan chức năng thực hiện những biện pháp ngăn chặn tội phạm bị bỏ lọt hoặc trốn thoát do cơ quan chức năng không có mặt tại nơi có tội phạm diễn ra.
Là công dân chúng ta cần am hiểu các quy định của pháp luật để tránh những trường hợp trở thành tội phạm do hỗ trợ cơ quan chức năng mà không am hiểu pháp luật đúng.
4. Thủ tục bắt người phạm tội quả tang:
Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã không cần lệnh của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào. Mọi công dân đều có quyền bắt và có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, công dân không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không tự ý giam giữ họ mà phải giải ngay đến
Bắt người là biện pháp ngăn chặn cần phải được đánh giá hiệu quả thực tiễn của nó trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm phát huy tác dụng tích cực, khắc phục những hạn chế. Chúng ta cùng nghiên cứu, trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt truy nã để áp dụng thực tiễn vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các lực lượng tham gia. Đồng thời tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh tố giác tội phạm có hiệu quả thiết thực.
Để phát huy tính tích cực của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe và các lợi ích hợp pháp của công dân, điều 112 BLTTHS năm 2015 quy định bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã.
Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã không cần lệnh của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào. Mọi công dân đều có quyền bắt và có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, công dân không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không tự ý giam giữ họ mà phải giải ngay đến
Việc bắt đối với một số đối tượng khác ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bắt người nói chung còn phải căn cứ vào một số quy định khác của pháp luật. Ví dụ: Việc bắt người phạm tội là người thuộc các cơ quan dân cử như đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ngoài việc tuân theo các quy định ở các điều trong
Các quy định về thủ tục bắt người đặc biệt này là nhằm bảo đảm hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân với chức năng giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của Bộ máy nhà nước. Mặt khác, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những người đại diện của dân, do dân bầu ra nên việc bắt, giữ họ phải tuân theo những thủ tục đặc biệt.
Kết luận: Hoạt động bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội vì bắt người đúng hay không đúng các quy định của pháp luật có liên quan và ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm…của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do đó, vấn đề bắt người quy định trong Tố tụng hình sự luôn đòi hỏi phải đảm bảo tính chặt chẽ, mang lại hiệu quả, để góp phần hoàn thiện pháp luật.