Sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch thì việc cải chính hộ tịch sẽ được giải quyết. Mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc ra đời trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc là gì?
- 2 2. Mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
- 4 4. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
1. Mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc là gì?
Việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc tuy rất phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều chủ thể thắc mắc cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thủ tục thay đổi, cải chính thông tin trên giấy khai sinh, mẫu đơn xin thay đổi, cải chính và sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được quy định ra sao? Mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng đối với thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Mẫu sổ ghi chép đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc là mẫu sổ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để ghi chép về việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. Mẫu sổ nêu rõ thông tin đăng ký, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thông tin cơ quan đăng ký hộ tịch, thông tin người được thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc,…
Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người yêu cầu, công chức làm công tác hộ tịch phải thực hiện việc ghi nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch hoặc mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ TƯ PHÁP
SỔ
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Cơ quan đăng ký hộ tịch (1)…..……
Quyển số (2): …………
Mở ngày (3):…… tháng ……..năm……
Khóa ngày (4):…….tháng …….năm……..
Số(5):……. Ngày, tháng, năm đăng ký: ……/……/……
Phần ghi về người được thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: Họ, chữ đệm, tên: ……….… Ngày, tháng, năm sinh: …..… Giới tính:……….. Dân tộc: ……. Quốc tịch: ……… Giấy tờ tùy thân: …… Nơi cư trú: ………. Phần ghi nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: Tên giấy tờ hộ tịch:………., số:…………ngày cấp: …… Nơi cấp:… Nội dung: Được …… Họ, chữ đệm, tên người đi đăng ký hộ tịch: …… Giấy tờ tùy thân: …… Họ, chữ đệm, tên, chức vụ người ký Trích lục: ………
| Thay đổi hộ tịch: Cải chính hộ tịch: Bổ sung hộ tịch: Xác định lại dân tộc: Ghi vào sổ hộ tịch
Ghi chú(6) …….… |
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
1. Tên cơ quan đăng ký hộ tịch (1) phải ghi rõ tại trang bìa của sổ:
– Trường hợp Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc của Ủy ban nhân dân cấp xã thì ghi đủ 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh);
– Trường hợp Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ghi đủ 02 cấp hành chính (huyện, tỉnh);
– Trường hợp Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện Việt Nam.
2. Mục quyển số (2) ghi số thứ tự của Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc trong năm; ngày mở sổ (3) là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch đầu tiên của sổ; ngày khóa sổ (4) là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch cuối cùng của sổ; trường hợp chưa hết sổ mà hết năm thì ngày khoá sổ là ngày 31 tháng 12.
3. Số đăng ký (5) được ghi liên tục từ số 01 đến hết năm, không được để trùng số đăng ký;
Số ghi trong Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/xác định lại dân tộc là số ghi tại đầu trang Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc đó.
4. Sổ phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ ngay tại thời điểm mở sổ.
5. Công chức làm công tác hộ tịch phải tự mình ghi vào sổ, nội dung ghi phải chính xác, theo đúng nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa, viết bằng loại mực tốt, không sử dụng nhiều màu mực trong một sổ, không dùng mực đỏ.
6. Họ, chữ đệm, tên của người được thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc phải viết bằng chữ in hoa, có dấu.
Ngày, tháng, năm xác định theo dương lịch.
Địa danh ghi theo 3 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh).
7. Cột bên phải, tùy theo loại việc thực hiện, cần đánh dấu vào ô tương ứng: thay đổi hộ tịch; cải chính hộ tịch; bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc; ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch.
8. Mục “Ghi chú” (6) để ghi thông tin trong trường hợp ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (ghi rõ số, tên văn bản xác nhận việc thay đổi hộ tịch, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tên quốc gia cấp văn bản xác nhận); thông tin sửa chữa trong trường hợp có sai sót khi ghi sổ.
9. Trường hợp có sai sót do ghi sổ, công chức làm công tác hộ tịch phải trực tiếp gạch bỏ phần sai sót, không được không được tẩy, xóa để viết lại, không chữa đè lên chữ cũ; nội dung sửa chữa được ghi vào mục “Ghi chú (6)”, công chức làm công tác hộ tịch phải ghi rõ, ngày, tháng, năm sửa chữa, ký, ghi rõ họ, chữ đệm tên; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch duyệt, cho phép đóng dấu vào nội dung sửa chữa.
10. Năm đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
Hết năm đăng ký phải thực hiện khóa sổ, thống kê tổng số sổ đã sử dụng, tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký trong năm, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch.
Sổ đăng ký hộ tịch chỉ sử dụng trong năm, không sử dụng để tiếp tục đăng ký cho năm sau.
4. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
Trình tự thực hiện:
Thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: Các cá nhân có yêu cầu phải đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, thành phố.
– Bước 2: Các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện thành phố sẽ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đã nhận, tiếp nhận và viết phiếu nhận hồ sơ. Sau đó thực hiện chuyển hồ sơ hợp lệ cho Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
– Bước 3: Phòng Tư pháp xem xét hồ sơ, đối với trường hợp đủ điều kiện thì tiến hành lập thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính theo quy định cụ thể tại Điều 46, 47 Luật Hộ tịch.
– Bước 4: Phòng Tư pháp cấp huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân huyện ký cấp cho công dân một bản chính cấp lại và giao lại hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Trung tâm hành chính công thành phố.
– Bước 5: Cá nhân nhận kết quả và thực hiện nộp lệ phí theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Cách thức thực hiện:
– Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND huyện, thành phố (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
– Hoặc có thể nộp qua đường bưu điện.
– Các chủ thể thực hiện yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc có thể trực tiếp nộp hồ sơ; cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp gửi văn bản yêu cầu tại Cơ quản quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ, văn bản yêu cầu qua hệ thống bưu chính.
Thời hạn giải quyết:
Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trong thời hạn ba ngày làm việc nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Đối tượng thực hiện:
– Cá nhân.
– Cơ quan.
– Tổ chức.
Cơ quan thực hiện: Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Kết quả thực hiện: Trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.