Để có quyền khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, các cá nhân, tổ chức phải làm đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Vậy, mẫu đơn này và hướng dẫn soạn thảo có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?
Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế hiện hành đã đưa ra quy định người nộp thuế phải có nghĩa vụ khai báo thuế và thực hiện các thủ tục về thuế một cách trung thực, đầy đủ đồng thời có quyền trong việc khiếu nại nếu có quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm nghiêm trọng đối với quyền và các lợi ích hợp pháp của mình. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thì việc quản lý về thuế đều diễn ra một cách nhanh chóng và giảm bớt các giấy tờ, thủ tục không cần thiết. Tuy nhiên, đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân vẫn được sử dụng phổ biến và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là mẫu đơn đề nghị được lập ra nhằm mục đích để các cá nhân, tổ chức đề nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Mẫu đơn đề nghị nêu rõ thông tin cá nhân, tổ chức trả thu nhập, mã số thuế, nội dung đề nghị… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thì người đại diện hợp pháp của cá nhân, tổ chức trả thu nhập phải ký và ghi rõ họ tên để đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có giá trị.
2. Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-***———
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG TỪ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Kính gửi: ……
1. Tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập: ………
2. Mã số thuế:
3. Địa chỉ: ………
4. Số Điện thoại: ……… 5. Số fax: ……
6. Số Tài khoản: ……… 7. Nơi mở Tài khoản: ………
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập và căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, đề nghị cơ quan thuế cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho tôi (đơn vị chúng tôi).
Tôi (đơn vị chúng tôi) chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo đúng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế./.
……, ngày…tháng…năm….
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRẢ THU NHẬP
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan nơi tiếp nhận đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
+ Thông tin tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
+ Căn cứ pháp lý đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho các đơn vị.
+ Cam kết chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo đúng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế của các đơn vị.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
4. Một số quy định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
4.1. Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?
Ta có thể hiểu, về cơ bản, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là hoạt động do các cá nhân hay các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tiền lương, thu nhập cho người lao động, tiến hành trừ tiền thuế thu nhập cá nhân tương ứng vào số lương của người lao động trước khi thực hiện thanh toán cho họ.
Đối tượng trong trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân sẽ được cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, cụ thể những đối tượng được cấp bao gồm:
– Những cá nhân trực tiếp yêu cầu được cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì các doanh nghiệp sẽ cấp. Nếu không có yêu cầu thì doanh nghiệp quản lý sẽ không cấp.
– Trường hợp các cá nhân thực hiện ủy quyền để quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp quản lý không được phép cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp ngoại lệ cụ thể như người không có
Còn đối với trường hợp các cá nhân đã có
4.2. Quy định khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Thứ nhất, đối với thu nhập của các cá nhân không cư trú:
Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý sẽ phải trả các khoản thu nhập chịu thuế cho các cá nhân không cư trú và sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân này trước khi trả thu nhập cho họ.
Thứ hai, đối với thu nhập của các cá nhân cư trú:
– Thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công:
Đối với các cá nhân cư trú ký đã ký với doanh nghiệp hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo quy định tại biểu thuế lũy tiến từng phần, bao gồm cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba tháng trở lên tại nhiều nơi.
Đối với các cá nhân cư trú ký đã ký với doanh nghiệp hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên nhưng các cá nhân đã nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý sẽ trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại biểu thuế lũy tiến từng phần.
Đối với các cá nhân là người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam thì các cơ quan tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý sẽ trả thu nhập dựa trên căn cứ vào thời gian làm việc thực tế tại Việt Nam của các cá nhân là người nộp thuế. Thời gian làm việc được ghi trên Hợp đồng lao động hoặc văn bản cử sang làm việc để thực hiện việc tạm khấu trừ thuế theo quy định tại biểu lũy tiến từng phần (đối với các cá nhân có thời gian làm việc từ 183 ngày tại Việt Nam trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với các cá nhân có thời gian làm việc dưới 183 ngày tại Việt Nam trong năm tính thuế).
Còn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy đã mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đã đóng quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn cụ thể của pháp luật Việt Nam.
– Thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, xổ số, bán hàng đa cấp:
Các công ty hoạt động xổ số, các doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thực hiện trả thu nhập cho các cá nhân làm tại đại lý xổ số, bảo hiểm hoặc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng này trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
– Thu nhập từ đầu tư vốn:
Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả thu nhập từ đầu tư vốn có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho các cá nhân trừ trường hợp cá nhân đã tự khai thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
Đối với tất cả các trường hợp chuyển nhượng chứng khoán sẽ đều phải khấu trừ thuế theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi được thanh toán cho người chuyển nhượng.
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú:
Các rổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý nhận chuyển nhượng vốn góp của các cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng vốn góp.
– Thu nhập từ việc trúng thưởng:
Những tổ chức trả tiền thưởng cho các đối tượng trúng thưởng sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng cho các cá nhân trúng thưởng.
– Thu nhập từ bản quyền hoặc hoạt động nhượng quyền thương mại:
Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập.
Số thuế khấu trừ sẽ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên mười triệu đồng, theo từng hợp đồng chuyển nhượng cụ thể nhân với mức thuế suất 5%. Đối với trường hợp hợp đồng có giá trị lớn và được thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán. Phần còn lại phải nhân với mức thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.