Khi đổi tên tổ chức chi bộ Đảng thì Bí thư Đảng uỷ đó thay mặt ban thường vụ ra quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng là gì?
Mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng là mẫu quyết định do Bí thư ban thường vụ ban hành khi đưa ra quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng nêu rõ nội dung của quyết định, nêu rõ thông tin về những căn cứ đổi tên tổ chức chi bộ Đảng.
Mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng là mẫu quyết định được dùng để quyết định về việc đổi tên tổ chức chi bộ Đảng. Mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng là cơ sở để đổi tên tổ chức chi bộ Đảng theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành đổi tên tổ chức chi bộ thì người có thẩm quyền phải ra quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng.
2. Mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng:
ĐẢNG BỘ ………… ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG ỦY …………
Số: ………….. ………, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc đổi tên tổ chức Chi bộ Đảng
– Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Căn cứ …….(1)
Theo đề nghị của văn phòng Đảng ủy ……….(2)
ĐẢNG ỦY ……………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay đổi tên các Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ ………. Gồm …….. Chi bộ.(3)
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, Văn phòng Đảng ủy, các Chi bộ có tên tại Điều 1 căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận:
– …………………….
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định đổi tên tổ chức chi bộ Đảng:
(1): Điền căn cứ đổi tên
(2): Điền đề nghị đổi tên tổ chức chi bộ Đảng
(3): Điền nội dung quyết định.
4. Quy định về đổi tên tổ chức chi bộ Đảng:
Căn cứ theo Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về hệ thống tổ chức Đảng theo đó:
– Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Theo đó, hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp Trung ương. Đây là hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng có chức năng lãnh đạo toàn diện ở mỗi cấp và của toàn Đảng. Về việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng. Theo đó:
– Tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng là tổ chức đảng không phải là cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Các tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng do cấp ủy cấp trên trực tiếp của các tổ chức này quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ nhằm giúp cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của các tổ chức đảng ở những đơn vị đó. Các tổ chức cơ sở đảng lớn có vị trí quan trọng có thể đặt trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
– Điều kiện để lập đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở những nơi có đặc điểm riêng đó là: cấp trên trực tiếp của đảng bộ được thành lập là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, có các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, đảng bộ có từ 500 đảng viên trở lên và có những đơn vị thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân.
– Theo đó, việc thành lập đảng bộ cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng ở những nơi có đặc điểm riêng do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quyết định. Trong trường hợp đối với những nơi đặc thù, có yêu cầu lập đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng khác với quy định này phải được sự đồng ý của Ban Bí thư.
– Đảng bộ khối trực thuộc Trung ương được tổ chức theo các đơn vị cùng ngành hoặc các ngành có quan hệ với nhau về nhiệm vụ chính trị được giao. Đảng ủy khối là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ, có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc và cán bộ chuyên trách giúp việc.
– Bộ Chính trị quyết định thành lập các đảng bộ trực thuộc Trung ương; căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của các đảng ủy trực thuộc Trung ương. Ban Tổ chức Trung ương giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý về hoạt động, hướng dẫn về tổ chức và biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của các đảng ủy trực thuộc Trung ương.
– Quy định về việc giải thể đảng bộ, chi bộ. Theo đó, chỉ giải thể một đảng bộ, chi bộ khi đảng bộ, chi bộ đó đã làm xong nhiệm vụ hoặc không còn phù hợp về mặt tổ chức và cấp ủy nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp ủy đó có thẩm quyền ra quyết định giải thể và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.
– Điều kiện để đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở. Pháp luật quy định về việc chỉ giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang (mà cấp trên trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương khi có đủ các điều kiện sau đây: Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một đơn vị chính quyền hoặc cơ quan quản lý; có số lượng từ 400 đảng viên trở lên.
– Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quyết định việc giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở. Đảng bộ mà đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở có chức năng, nhiệm vụ như chức năng, nhiệm vụ của loại hình cơ sở đó. Căn cứ tình hình cụ thể, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có thể giao thêm cho đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở một số quyền đó là: việc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, thực hiện theo quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc: ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra, văn phòng đảng ủy, được ban thường vụ đảng ủy được quyết định kết nạp, khai trừ đảng viên, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên, phát thẻ đảng viên, chuyển sinh hoạt cho tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp đến các đảng bộ cấp trên cơ sở, được quản lý hồ sơ, dữ liệu đảng viên và ban thường vụ đảng ủy mỗi tháng họp một lần, đảng ủy họp thường lệ 3 tháng một lần, họp bất thường khi cần.
– Sau khi giao quyền, cấp ủy cấp trên trực tiếp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nếu thấy đảng ủy cơ sở được giao quyền không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo quy định thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định đã giao quyền.
Tại Điều 10 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về hệ thống tổ chức đảng, theo đó:
” 1. Hệ thống tổ chức của Đảng được tập tương ứng với hệ thống tổ chức của Nhà nước.
2. Tổ chức cơ sở đảng được tập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Bộ Chính trị.
3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.”
– Thành phần hồ sơ đổi tên tổ chức chi bộ Đảng bao gồm:
(1) Quyết định của cơ quan nhà nước; tổ chức đảng; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền về đổi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2)
(3) Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền.
– Quy trình, thời gian thực hiện :
– Quy trình:
+ Tổ chức đảng gửi
+ Ban tổ chức (hoặc cơ quan tham mưu) của cấp ủy có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, tham mưu trình cấp ủy xem xét, quyết định.
Cấp ủy có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định
– Thời gian thực hiện: Không quá 7 ngày làm việc đối với tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy cơ sở, không quá 15 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng, không quá 30 ngày làm việc đối với đảng bộ huyện và tương đương.
– Cơ sở pháp lý:
+ Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
+ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam