Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm được áp dụng bắt buộc đối với một số đối tượng theo quy định của pháp luật, tuân thủ về điều kiện, mức đóng, và các chế độ liên quan. Đây cũng được coi là chính sách ưu đãi, phúc lợi của nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm bắt buộc là gì?
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm với điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện, nhằm hạn chế những rủi ro, tổn thất tài chính, nếu không may xảy ra tai nạn, sự cố cho người được bao hiểm. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
Đặc điểm bảo hiểm bắt buộc xã hội
- Mang tính chất bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động buộc phải thực hiện nghiêm túc.
- Pháp luật quy định cụ thể về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
- Được hưởng nhiều chế độ như: Ốm đau; thai sản; lương hưu; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định của
Các loại bảo hiểm bắt buộc được quy định theo khoản 2 Điều 8,
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Bảo hiểm cháy, nổ.
Tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ mà Chính phủ sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.
– Bảo hiểm bắt buộc trong tiếng Anh là: Compulsory insurance
– Định nghĩa về bảo hiểm bắt buộc trong tiếng anh được hiểu là:
Compulsory insurance is a type of insurance that is required by law for an organization or individual to participate in the insurance with the condition, the premium, the minimum amount of insurance that the policyholder and the insurance enterprise mean. implementation, in order to limit the risks and financial losses, if an accident or incident happens to the insured, unfortunately. Compulsory insurance is only applicable to certain types of insurance for the purpose of protecting public interests and social safety.
– Một số từ vựng tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:
accountability Khả năng đảm đương công việc
accounting Kế toán
accounting conservation Nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Acquisition Sự mua lại quyền kiểm soát
active management strategy Chiến lược quản lý năng động
Activity based costing Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động
actuarial assumptions Các giả định tính phí
2. Quy định về các loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay:
Theo hình thức bảo hiểm bắt buộc này không căn cứ khả năng tài chính của người được bảo hiểm, không tính đến đặc điểm cụ thể của tài sản được bảo hiểm, mức các nguy cơ tổn thất có thể xảy ra và thường áp dụng một mức bảo hiểm cố định, coi đó là mức bảo hiểm tối thiểu, ít khi đánh giá từng tài sản được bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm thuộc diện pháp luật quy định phải bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân khi bị rủi ro xâm hại thì làm phát sinh hậu quả liên quan đến lợi ích của cộng đồng xã hội. Bảo hiểm bắt buộc đầu tiên xuất hiện ở các nước như Đức, Thụy Sĩ, Ba Lan đối với tài sản, dịch vụ, gia súc. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản lần thứ nhất (1929 – 1933), nhiều nước Tây Âu và Mỹ áp dụng bảo hiểm bắt buộc đối với một số tài sản như ôtô, bảo hiểm trách nhiệm thanh toán tiền gửi ở ngân hàng…
Theo chế độ bảo hiểm bắt buộc, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm do pháp luật quy định. Thông thường, pháp luật quy định các mức phí bảo hiểm để người tham gia bảo hiểm lựa chọn từ mức tối thiểu trở lên.
Theo quy định của
Thứ nhất, bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới là gói bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nhằm bảo hiểm và bồi thường cho những thiệt hại về người, tài sản đối với bên thứ ba, hoặc sức khỏe, tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
Đây là loại bảo hiểm bắt buộc người tham gia điều khiển phương tiện xe cơ giới đều phải có. Bởi đây là loại giấy tờ cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra và xử phạt hành chính nếu người tham gia giao thông không có.
Thứ hai, bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động
Bảo hiểm bồi thường cho người lao động hay còn gọi là gói bảo hiểm tai nạn con người nhằm bảo hiểm và chi trả những chi phí về bệnh tật, tai nạn có liên quan đến công việc. Đây là loại bảo hiểm được yêu cầu các công ty, doanh nghiệp mua cho người lao động của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, công trình.
Thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gói bảo hiểm nhằm bảo vệ cho người lao động có chuyên môn trong những ngành nghề lĩnh vực cụ thể đặc biệt như luật sư, kế toán, bác sĩ khỏi những khiếu nại, sơ xuất của họ do khách hàng của họ khởi kiện. Bởi hầu hết các hợp đồng bảo hiểm chung không thể bảo vệ khỏi những rủi ro, khiếu nại phát sinh về ngành nghề, hoạt động kinh doanh hoặc những sai lầm nghề nghiệp của họ.
Thứ tư, bảo hiểm cháy nổ
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gói bảo hiểm bồi thường cho những thiệt hại, tổn thất về vật chất bất ngờ và không thể lường trước đối với tài sản được bảo hiểm do sét đánh, cháy nổ theo quy định. Bảo hiểm cháy nổ được quy định bắt buộc mua đặc biệt với các cơ sở cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao, các khu tập thể, chung cư cần phải mua bảo hiểm cháy nổ để có thể đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại nếu chẳng may có sự cố cháy nổ xảy ra.
3. Bảo hiểm bắt buộc phải đóng trong doanh nghiệp:
Thứ nhất, bảo hiểm xã hội
– Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) xã hội Việt Nam: theo quy định tại khoản 1 Điều 2
Người lao động là công dân Việt Nam
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn/ hoặc theo HĐLĐ không xác định thời hạn/ hoặc làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Người lao động là công dân nước ngoài
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Người sử dụng lao động
Có 05 nhóm người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là các nhóm:
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;
- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
– Mức phí đóng bảo hiểm xã hội: Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:
Mức đóng BHXH = Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Theo đó, có hai yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng BHXH mỗi của người lao động (NLĐ). Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, cho nên đơn vị sử dụng lao động và NLĐ đều cần phải biết để điều chỉnh mức đóng BHXH hàng năm cho phù hợp với quy định nêu trên.
Thứ hai, bảo hiểm y tế
– Đối tượng tham gia: Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, và căn cứ
- Nhóm 1: do NLĐ và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm 2: do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng;
- Nhóm 3: do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm 4: do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm 5: đối tượng tham gia theo hộ gia đình.
– Mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT): áp dụng theo từng nhóm đối tượng, cụ thể như sau:
Nhóm 1: do NLĐ và người sử dụng lao động đóng
Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn/ hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; đối tượng người lao động là quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là NLĐ):
Mức đóng BHYT = 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở
Nhóm 2: do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng
Người được hưởng lương hưu và các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Mức đóng BHYT = 4,5% tiền lương hưu
Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Đối tượng là cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.
Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mức đóng BHYT = 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng
Đối tượng là lao động nữ đang trong thời gian nghỉ làm hưởng chế độ thai sản được Quỹ BHXH đóng.
Mức đóng BHYT = Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản
Nhóm 3: do ngân sách Nhà nước đóng
Gồm các đối tượng: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, hạ sỹ quan; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND, học viên CAND, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
Thân nhân của những người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; Thân nhân của người có công với cách mạng; Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
Trẻ em dưới 6 tuổi;
Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng theo từng nhóm đối tượng
Nhóm 4: do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
- Hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo. Mức đóng BHYT.
- Hỗ trợ tối thiểu là 50% tiền lương cơ sở đối với các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức thu nhập trung bình.
- Hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở đối với học sinh, sinh viên.
Nhóm 5, đối tượng tham gia theo hộ gia đình
Nhóm này gồm những người thuộc hộ gia đình, có loại trừ đối tượng đã được quy định tại các nhóm trên. Mức đóng góp nhóm này khi tham gia BHYT được dựa trên tiền lương cơ sở. Cụ thể tính như sau:
- Người thứ 1, đóng tối đa bằng 4,5% tiền lương cơ sở
- Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ 1
- Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ 1
- Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ 1
- Người thứ 5 trở đi mức đóng 40% của người thứ 1
Thứ ba, bảo hiểm thất nghiệp
– Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): được quy định tại Điều 43
Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hoặc có xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ quy định tại khoản này thì NLĐ và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia BHTN.
Người sử dụng lao động tham gia BHTN là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ quy định tại khoản 1 Điều này.
– Mức phí đóng bảo hiểm thất nghiệp: với loại hình BHTN thì mức phí bảo hiểm thấp hơn nhiều so với 02 loại bảo hiểm kể trên. Trong đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 1%, và NLĐ đóng 1% từ tiền lương, tiền công hàng tháng để đóng BHYT…
Như vậy, bảo hiểm bắt buộc bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật có qui định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quann hệ nhất định với loại đối tượng bắt buộc phải được bảo hiểm.