Phiếu xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là gì, mục đích của phiếu xác minh? Phiếu xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc? Hướng dẫn soạn thảo phiếu xác minh? Những quy định liên quan đến xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Trên thực tế, theo quy định của
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Phiếu xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là gì, mục đích của phiếu xác minh?
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
Mẫu phiếu xác minh về lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là văn bản của cơ quan Công an yêu cầu xác minh lập ra để yêu cầu công an xã phường nơi có đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính xác minh về lý lịch của người người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Mục đích của mẫu phiếu xác minh về lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: khi cần thực hiện xác minh lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an yêu cầu xác minh sẽ sử dụng mẫu này nhằm mục đích yêu cầu cơ quan công an xã thự hiện xác minh tất cả các nội dung lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để Tòa án nắm bắt được tình hình của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Phiếu xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Mẫu số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(1)…………….
Số: ……./…….
……….., ngày …. tháng …. năm ……
Đề nghị Công an xã…………………. xác minh trường hợp sau:
Ảnh 4×6
PHIẾU XÁC MINH
Kính gửi: …………
1. Họ và tên khai sinh hoặc tự khai: …….; Giới tính: ………….
2. Tên gọi khác:……………………..
3. Sinh ngày ……. tháng ……. năm ………
4. Quê quán:……………….
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………….
6. Chỗ ở hiện nay……….
7. Số CMND/hộ chiếu/CCCD:……….. cấp ngày ……/ ……/ …..
nơi cấp:……………
CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ XÁC MINH VỀ TRƯỜNG HỢP NÊU TRÊN:
1. Họ và tên
2. Tên gọi khác
3. Giới tính
4. Ngày, tháng, năm sinh
5. Quê quán
6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
7. Chỗ ở hiện nay
8. Số CMND/hộ chiếu/CCCD, ngày cấp, nơi cấp
9. Họ tên bố, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bố; họ tên mẹ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mẹ
10. Tiền án, tiền sự (nếu có thì ghi rõ số lần, hành vi vi phạm; không có thì ghi không)
11. Đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa)
12. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy lần gần đây nhất (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm ra Quyết định)
13. Đã cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa)
14. Đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa)
15. Tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (có hoặc không); nếu có, thời điểm đưa ra khỏi chương trình điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (ghi rõ ngày, tháng, năm)
16. Hoàn cảnh gia đình
17. Tình hình sức khỏe, có mắc bệnh hiểm nghèo, HIV/AIDS (có hoặc không)
Kết quả xin gửi về Công an.……………. trước ngày …………….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÔNG AN
YÊU CẦU XÁC MINH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo phiếu xác minh?
Người soạn thảo Phiếu xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc phải trên cùng của văn bản: Tên Công an cấp xã trả lời xác minh
Góc trái trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện phiếu, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên văn bản: Phiếu xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Về nội dung văn bản: người soạn thảo văn bản cần trình bày đầy đủ các nội dung văn bản, bao gồm tất cả các thông tin của đối tượng được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: thông tin cá nhân, địa chỉ cư trú, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tình trạng về tiền án, tiền sự, các tình trạng về việc đã áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã phường hay chưa, đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hay chưa.
Cuối Phiếu xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của công an xã xác nhận lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện là chính xác.
(1) Tên cơ quan Công an yêu cầu xác minh
4. Những quy định liên quan đến xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo đó thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng.
Thời hiệu 03 tháng được tính kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản theo quy định. Hết thời hạn 03 tháng này sẽ không được áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc này.
– Các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Các trường hợp này được quy định rõ ràng tại Điều 95
– Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: thời gian áp dụng biện pháp này đối với các đối tượng này từ 12 tháng đến 24 tháng tùy thuộc vào mức độ của từng đối tượng bị áp dụng biện pháp.
– Các đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Các đối tượng bị áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020 bao gồm các đối tượng sau:
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
Các trường hợp khi bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện sẽ bắt buộc phải thực hiện vào cơ sở cai nghiện, trường hợp đối tượng không thực hiện việc vào cơ sở cai nghiện sẽ bị cưỡng chế thi hành biện pháp này.
– Các đối tượng không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
+ Người không có năng lực trách nhiệm hành chính: đối với các đối tượng này là các cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, không có khả năng điều khiển hành vi của mình, cụ thể là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
+ Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện: người đang mang thai là trường hợp đặc biệt, là đối tượng ưu tiên và cần được bảo vệ, do đó đối với người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện sẽ không bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận: Ngoài phụ nữ đang mang thai thì phụ nữ đang nuôi con nhỏ cũng là đối tượng ưu tiên và cần được bảo vệ nhằm đảm bảo điều kiện chăm sóc cho con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đủ điều kiện phát triển.
– Thẩm quyền đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy đối với những đối tượng đã đủ 18 tuổi và thuộc đối tượng nghiệm ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính cụ thể là biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc. Khi thực hiện các thủ tục để đưa đối tượng này đến cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Tòa án sẽ cần xác minh lý lịch người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và công an xã nơi đối tượng này cư trú cung cấp thông tin về lý lịch của đối tượng này nhằm nắm bắt được thông tin của đối tượng nhằm thực hiện các hoạt động quản lý các đối tượng này được tốt hơn.