Quỹ từ thiện được lập ra với mục đích là cùng nhau giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cũng như hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các quỹ từ thiện bị giải thể. Mẫu đơn đề nghị giải thể quỹ từ thiện ra đời trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị giải thể quỹ từ thiện là gì?
Các quỹ từ thiện là nhân tố tích cực và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động xã hội ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo, thực hiện hoạt động từ thiện, nhân đạo, khắc phục hậu quả thiên tai,… Tuy nhiên, khi không còn đủ điều kiện để hoạt động và vì các nguyên nhân, lý do khác nhau mà các quỹ từ thiện không thể hoạt động nữa thì đại diện thay mặt hội đồng quản lý quỹ lập đơn đề nghị giải thể quỹ từ thiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
Mẫu 1.10: Đơn đề nghị giải thể quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích giúp các quỹ từ thiện đề nghị với cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ về việc giải thể quỹ từ thiện khi có các lý do, nguyên nhân cụ thể. Mẫu nêu rõ thông tin cơ bản về quỹ, lý do quỹ từ thiện xin giải thể, thông tin hồ sơ kèm theo và các tài liệu có liên quan. Đơn đề nghị giải thể quỹ từ thiện được ban hành kèm theo Thông tư 04 2020 BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 93/2019 về quỹ từ thiện.
2. Mẫu đơn đề nghị giải thể quỹ từ thiện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Giải thể Quỹ…1…
Kính gửi: …2…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ …1… đã có Nghị quyết về việc giải thể Quỹ.
1. Một số thông tin cơ bản về Quỹ……..
2. Lý do Quỹ xin tự giải thể……..
3. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này, gồm:…….3……
4. Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ:
Họ và tên:…….
Địa chỉ liên lạc: ……….
Số điện thoại: ………..
Hội đồng quản lý Quỹ …1… đề nghị …2…. xem xét, quyết định giải thể Quỹ theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– ……….;
– Lưu: …..
…4…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị giải thể quỹ từ thiện:
1 Tên quỹ đề nghị.
2 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ từ thiện.
3 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP (tại điểm c “Trưởng Ban Kiểm tra” được xác định là “Trưởng Ban Kiểm soát”) .
4 Địa danh.
3. Tổng quan về quỹ từ thiện:
Theo Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra quy định về quỹ và quỹ từ thiện như sau:
“Quỹ là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.”
“Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.”
Về cơ bản, mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ từ thiện nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo. Cũng cần lưu ý rằng tổ chức và hoạt động của quỹ từ thiện không vì mục tiêu lợi nhuận.
Trong đó:
– Không vì mục tiêu lợi nhuận: Ta có thể hiểu rằng đây là lợi nhuận có được thông qua việc đóng góp, quyên góp hay kinh doanh trong quá trình hoạt động của quỹ từ thiện nhưng lợi nhuận này không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận.
– Tài sản của quỹ từ thiện: có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản theo quy định của
– Góp tài sản: Đây là việc các chủ thể thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các cá nhân, tổ chức sang quỹ dưới hình thức hợp đồng, hiến, tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để làm tài sản của quỹ và thực hiện các mục đích theo quy định tại Điều 3 Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, ta nhận thấy, hiện nay, tất cả các quỹ từ thiện là tổ chức phi chính phủ do các cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp một phần tài sản nhất định để thành lập lên các quỹ từ thiện hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ. Quỹ từ thiện được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
4. Trình tự, thủ tục tự giải thể quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
Theo Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định nội dung sau đây:
Quỹ từ thiện có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
– Quỹ từ thiện có thể tự giải thể trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Thứ nhất: Quỹ từ thiện tự giải thể khi chấm dứt hoạt động theo quy định của điều lệ quỹ.
+ Thứ hai: Quỹ từ thiện tự giải thể khi mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
+ Thứ ba: Quỹ từ thiện tự giải thể khi không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.
– Quỹ từ thiện bị giải thể trong các trường hợp sau đây, cụ thể là:
+ Thứ nhất: Quỹ từ thiện bị giải thể khi không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai
+ Thứ hai: Quỹ từ thiện bị giải thể khi giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Thứ ba: Quỹ từ thiện bị giải thể khi không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Thứ tư: Quỹ từ thiện bị giải thể khi vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 của Nghị định này;93/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Thứ năm: Quỹ từ thiện bị giải thể khi quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Khoản 3 Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có hiệu lực ngày 15/01/2020 đã đưa ra quy định trình tự, thủ tục tự giải thể quỹ xã hội, quỹ từ thiện với nội dung như sau:
– Hội đồng quản lý quỹ ra nghị quyết về việc quỹ tự giải thể và gửi một bộ hồ sơ đề nghị tự giải thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:
+ Thứ nhất: Đơn đề nghị giải thể.
+ Thứ hai: Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ từ thiện.
+ Thứ ba: Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán.
+ Thứ tư: Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ.
+ Thứ năm:
+ Thứ sáu: Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.
– Kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại sau mười năm ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ xem xét và ra quyết định giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện.
– Quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định giải thể quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực theo quy định của pháp luật.