Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đình kỳ thực hiện hoạt động kiểm tra và thống kê số địa phương đã được đầu tư, nâng cấp, xây mới, cải tạo đường giao thông. Mẫu Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông là gì?
- 2 2. Mẫu Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới và cách ghi biểu:
- 3 3. Tình hình giao thông ở khu vực bản có người dân tộc thiểu số sinh sống:
1. Mẫu Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông là gì?
Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới là văn bản do cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh lập khi thực hiện báo cáo về tình hình địa phương nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống với cơ quan nhận báo cáo đó chính là Vụ Kế hoạch- Tài chính.
Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được dùng để thể hiện các thông tin, tình trạng về hệ thống giao thông đường bộ tại các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số.
2. Mẫu Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới và cách ghi biểu:
Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT- UBDT ngày 05 tháng 11 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc ban hành quy định chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc. Biểu số như sau:
Biểu số: 04.N/BC-UBDT
Ban hành theo Thông tư số …/2018/TT-UBDT ngày …/10/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
Ngày nhận báo cáo: 15/3 năm báo cáo
Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới
(Năm)
Đơn vị báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh
Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính)
| Số thôn bản vùng dân tộc thiểu số (Thôn/bản) | Số thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới (Thôn/bản) | Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới |
A | 1 | 2 | 3 |
Tổng cộng |
|
|
|
I. Huyện…. |
|
|
|
1. Xã… |
|
|
|
2. Xã… |
|
|
|
… |
|
|
|
II. Huyện… |
|
|
|
…. |
|
|
|
…, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cách ghi biểu
– Cột A: Ghi theo danh mục hành chính của địa phương: huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, xã/phường/thị trấn;
– Cột 1: Ghi số thôn bản vùng dân tộc thiểu số.
– Cột 2: Ghi số thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới.
– Cột 3: Ghi tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới.
Tỷ lệ thôn bản (cấp thôn gồm: thôn/buôn/bản/xóm/làng/phum/sóc) vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức.
Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới (%) | = | Số thôn bản có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới tại thời điểm báo cáo | x 100 |
Tổng số thôn bản cùng thời điểm báo cáo |
Nguồn số liệu được thống kê trong biểu mẫu này được xác định trên cơ sở báo cáo do cơ quan công tác dân tộc cấp huyện tổng hợp từ báo cáo của các xã vùng dân tộc thiểu số rồi báo cáo lên cơ quan cấp tỉnh.
3. Tình hình giao thông ở khu vực bản có người dân tộc thiểu số sinh sống:
Đường giao thông ở khu vực bản đó chính là các đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi phục vụ sản xuất của người dân. Đường giao thông nông thôn có thể bao gồm đường thôn ở bản là những con đường nối từ đường huyện, đường xã hoặc các thôn, làng, ấp, bản ra đến đến các nương rẫy, trang trại, hoặc đi đến các thôn, làng, ấp, bản lân cận, đường thôn chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa, vật dụng trong trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; đường dân sinh chính là những con đường nối từ đường xã, đường thôn hoặc các cụm dân cư đến đồng ruộng, nương rãy,… hoặc đến các hộ gia đình lân cận. Đường dân sinh chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng,… Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ,…
Các tuyến đường ở khu vực bản, làng hay gọi chung là khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống cần sử dụng hợp lý địa hình, đặc biệt là khu vực có địa hình hiểm trở, đồng thời vận dụng chính xác các tiêu chuẩn mặt cắt ngang, bình đồ và mặt cắt dọc để tiến hành thiết kế cho phù hợp nhất với địa hình. Yêu cầu đặt ra là mỗi tuyến đường được thiết kế cần duy trì cân bằng sinh thái, đồng thời chú ý đến bảo vệ môi trường, chú ý phối hợp giữa các môi trường địa phương và cảnh quan, hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng nhà ở và đất nông nghiệp, đồng thời không xâm phạm phạm vi di tích lịch sử và gây thiệt hại đến hiện vật lịch sử của địa phương theo quy định hiện hành.
Hiện nay, theo báo cáo gần nhất năm 2019 thì có trên 95% số ki-lô-mét đường giao thông từ trung tâm xã vùng dân tộc thiểu số đến trung tâm huyện đã được cứng hóa, tức đường giao thông đã được trải nhựa hoặc đổ bê tông. Có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ thôn có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa, tăng từ 72% năm 2015 lên gần 90% năm 2019. Tại trung du và miền núi phía Bắc, vùng có địa hình đồi núi hiểm trở, có tỷ lệ cứng hóa thấp nhất cả nước. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại, hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, giao thông có thuận tiện thì mới thu hút được người từ nơi khác đến có thể vì mục đích luân chuyển hàng hóa, du lịch,…. Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số đã tập trung huy động mọi nguồn lực để nâng cấp hệ thống đường giao thông, trong đó có đường từ trung tâm xã đến trung tâm huyện và đường từ các thôn đến trung tâm xã.
Theo kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, khoảng cách trung bình từ trung tâm xã vùng dân tộc thiểu số đến trung tâm huyện là 16,7km. Phần lớn các đường giao thông từ trung tâm xã vùng dân tộc thiểu số đến trung tâm huyện đã được cứng hóa với tỷ lệ ki-lô-mét được cứng hóa (trải nhựa hoặc bê tông) đạt 95,2% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các khu vực và các vùng kinh tế – xã hội. Gần 90% các thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa, cao hơn gần 17 điểm phần trăm so với năm 2015. Tỷ lệ này ở khu vực biên giới thấp hơn các khu vực khác (75,2% so với 89,9%), ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (98,6% so với 86,2%).
Trong số 12 tỉnh có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp hơn mức trung bình của cả nước, có tới 9 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đây cũng là vùng có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất trong số các vùng kinh tế – xã hội, chỉ chiếm 81,9%; tỷ lệ này ở các vùng khác đều đạt trên 90%. Ba tỉnh có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất cả nước là Cao Bằng, Điện Biên và Sơn La, chỉ chiếm dưới 70%. Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù tỷ lệ cứng hóa hệ thống đường giao thông đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cần được tiếp tục quan tâm, đầu tư nhằm phục vụ đời sống dân sinh cũng như đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, đặc biệt là các xã dân tộc thiểu số vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Các địa phương đã và đang thực hiện công tác xây dựng mới bên cạnh cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông ở các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống, nhằm kích thích sự phát triển của địa phương.
* Cơ sở pháp lý
Thông tư số 02/2018/TT- UBDT ngày 05 tháng 11 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc ban hành quy định chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.