Trong một số trường hợp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định thu hồi trợ cấp theo quy định. Khi thu hồi trợ cấp thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi trợ cấp. Vậy mẫu quyết định thu hồi trợ cấp là gì? Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp là gì?
Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp là mẫu quyết định do Giám đốc Bảo hiểm xã hội ban hành khi có căn cứ thu hồi trợ cấp đối với những chủ thể thuộc trường hợp phải thu hồi trợ cấp theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp nêu rõ thông tin về hồ sơ được hưởng chế độ trợ cấp, nội dung quyết định thu hồi trợ cấp, lý do thu hồi, số tiền thu hồi, …
Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp là mẫu quyết định được dùng để quyết định về việc thu hồi trợ cấp theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp là căn cứ để người có thẩm quyền tiến hành thu hồi trợ cấp đối với những chủ thể bị thu hồi trợ cấp vì một hoặc một số lý do nào đó. Quyết định thu hồi trợ cấp được gửi đến các bên có liên quan.
2. Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp:
BẢO HIỂM XÃ HỘI ………
BẢO HIỂM XÃ HỘI ………….
Số: ………………/QĐ-BHXH.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
….., ngày …… tháng …. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi trợ cấp ……………..
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI ………
Căn cứ
Căn cứ Quyết định số ……….. ngày …… tháng ….. năm ….. của ………………. về việc thành lập Bảo hiểm xã hội …….;
Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ…………… đối với ông/bà……..(1)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi số tiền đã hưởng chế độ ……………(1) đối với ông/bà ………; Mã số (Số sổ BHXH) ……………….(2) .
Công tác tại ……; Mã đơn vị ………(3)
Đã hưởng chế độ từ ………/……../………. đến ngày ………/……../………(4)
Đợt xét duyệt ………
Lý do thu hồi: (5)
Thời điểm thu hồi kể từ ngày …….. tháng ……. năm …….(6)
Số tiền phải thu hồi: ………..đồng;(7)
(Số tiền bằng chữ:……….)
Điều 2. Các ông, bà …………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Ông/Bà/Đơn vị …………………..;
– Lưu hồ sơ.
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định thu hồi trợ cấp.
(1): Điền tên của người được hưởng chế độ trợ cấp
(2): Điền mã số sổ bảo hiểm xã hội
(3): Điền đơn vị công tác của người được hưởng chế độ
(4): Điền thời gian được hưởng chế độ
(5): Điền lý do thu hồi
(6): Điền thời điểm thu hồi
(7): Điền số tiền thu hồi
4. Quy định của pháp luật về trợ cấp
– Pháp luật quy định về đề nghị hưởng trợ cấp, theo đó, đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Tại Điều 18
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng= Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp. x 60%.
Trong đó: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. ( Ví dụ: Ngày 01/01/2015, ông Trịnh Xuân C giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là: 20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.) Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
( Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.)
– Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21
Từ những quy định trên của pháp luật mà thấy được cách tính cũng như những trường hợp mà người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp và những trường hợp bị thu hồi trợ cấp. Đối với những trường hợp được trợ cấp thì mức trợ cấp được và căn cứ tính trợ cấp hàng tháng được pháp luật quy định rất rõ và có thể thấy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tỉ lệ thuận với mức lương bình quân của sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng theo như quy định trước khi thất nghiệp. Mức lương bình quân càng cao thì mức tính hưởng trợ cấp càng cao, bởi đây có thể hiểu là số lương được tính dựa trên căn cứ số năm làm việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc của người lao động. Theo đó, đối với những trường hợp thu hồi trợ cấp thì mức thu hồi được tính theo mức mà pháp luật đã quy định, tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà có những mức tính thu hồi trợ cấp khác nhau. Khi ra xét thấy có những yếu tố buộc phải thu hồi trợ cấp thì cơ quan có thẩm quyền( đại diện là Giám đốc Bảo hiểm xã hội) ra quyết định thu hồi trợ cấp, và trong quyết định đó phải nêu rõ thời gian thu hồi trợ cấp, đối tượng bị thu hồi trợ cấp, số tiền bị thu hồi và lý do bị thu hồi trợ cấp. Sau đó, Giám đốc bảo hiểm xã hội phải ký, xác nhận và phải gửi cho bên bị thu hồi trợ cấp được biết thông tin về việc mình bị thu hồi trợ cấp, số tiền bị thu hồi là bao nhiêu và tại sao họ lại bị thu hồi trợ cấp như vậy là có đúng với quy định của pháp luật hay không.
– Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 61/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
+ Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.