Các chủ thể có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng cần đình chỉ xét xử giám đốc thẩm thì sẽ tiến hành ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Vậy mẫu quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm có nội dung và hình thức ra sao, những quy định liên quan đến giám đốc thẩm và đình chỉ giám đốc thẩm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 58-HS: Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Giám đốc thẩm theo Điều 370 Bộ Luật tố tụng hình sự được hiểu là việc là xét lại bản án, quyết định của
Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm là văn bản do Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm hoặc
Mục đích của quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm: khi có căn cứ cho rằng cần đình chỉ xét xử giám đốc thẩm thì Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm hoặc Tòa án nhân dân cấp cao ra quyết định sẽ dùng mẫu văn bản này nhằm mục đích ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
2. Mẫu số 58-HS: Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm:
Mẫu số 58-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
___________________________
TÒA ÁN…………………….(1)
____________
Số:…./….. (2)/QĐ-TA
………, ngày….. tháng….. năm……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM
Thành phần(3)………….gồm có:(4)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà) ……
Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm: Ông (Bà)……..
Căn cứ Điều 388 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định rút kháng nghị giám đốc thẩm số:…/…/…… ngày…tháng…năm…của(5)……
Xét thấy:(6)……..
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định) số:(7)……… của Tòa án(8)……
2. Bản án (Quyết định) số:(9)……….của Tòa án(10)……… có hiệu lực pháp luật kể(11)………..
Nơi nhận:
– VKS(12)………;
– TA(13)……..;
– VKS(14)………;
– (15)……..;
– (16)……..;
– (17)……..;
– Lưu:…..
………………..(18)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
(1) ghi tên Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi tên Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 01/2017/QĐ-TA).
(3) nếu là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi “Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”; nếu là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi “Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao”; nếu là Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương thì ghi “Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương”.
(4) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm; trường hợp Chánh án ra quyết định đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 381 của Bộ luật Tố tụng hình sự, thì thay thể cụm từ:
“Thành phần…………………………..gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà) ……………………………………..
Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm: Ông (Bà)………………………..”
bằng cụm từ: “CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO”; “CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI (ĐÀ NẴNG/THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)”; “CHÁNH ÁN TÒA ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG”.
(5) ghi đầy đủ số, ký kiệu của Quyết định rút kháng nghị và người có thẩm quyền rút kháng nghị (ví dụ: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao…).
(6) ghi lý do của việc đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
(7) và (9) ghi cụ thể số và ký hiệu Bản án, Quyết định (ví dụ: 168/2017/HSST-QĐ ngày 03 tháng 6 năm 2017).
(8), (10) và (13) ghi tên Tòa án có bản án (quyết định) bị kháng nghị giám đốc thẩm.
(11) ghi cụ thể bản án (quyết định) đó có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào.
(12) ghi tên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao nếu bản án (quyết định) bị kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự Trung ương nếu bản án (quyết định) bị kháng nghị của Tòa án quân sự cấp khu vực, quân khu; Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu bản án (quyết định) bị kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương.
(14) ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án nơi có bản án (quyết định) bị đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
(15) tùy từng trường hợp mà ghi Cơ quan thi hành án hình sự và Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án nơi có bản án (quyết định) bị đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
(16) nếu người bị kết án là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó, nếu là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại đó và tên người đại diện theo pháp luật.
(17) tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan đến Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
(18) ghi đầy đủ họ tên của Chánh án Tòa án ra Quyết định giám đốc thẩm:
“TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN (ỦY BAN THẨM PHÁN)
CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”
trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án chủ tọa phiên tòa thì ghi như sau:
“TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN (ỦY BAN THẨM PHÁN)
KT. CHÁNH ÁN
trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì ghi như sau:
“TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN (ỦY BAN THẨM PHÁN)
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”
trường hợp do Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 381 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì ghi “CHÁNH ÁN”.
4. Những quy định liên quan đến đình chỉ xét xử giám đốc thẩm:
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án: tình tiết khách quan là các tình tiết phản ánh sự thật của vụ án, là các tình tiết quan trọng là cơ sở để xác định các hành vi phạm tội, việc xác định các hành vi phạm tội, mức độ phạm tội dựa vào các mức độ của hành vi khách quan. Vì thế nếu phát hiện các kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thì có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án: quá trình điều tra, truy tố, xét xử cần phải đảm bảo thực hiện đúng thủ tục theo quy định của Bộ Luật tố tụng, tránh trường hợp thực hiện sai thủ tục dẫn đến sai lệch trong điều tra, sai lệch trong truy tố dẫn đến quyết định xét xử sai. Vì vậy khi phát hiện có các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án cần phải kháng nghị giám đốc thẩm để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án.
– Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật: trong điều tra, truy tố, xét xử các chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện đúng việc tuân thủ và áp dụng pháp luật, nhằm đảm bảo quá trình điều tra, truy tố, xét xử đúng pháp luật và tránh việc xét xử sai người, sai tội. Trường hợp phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thì có thể kháng nghị giám đốc thẩm để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án.
Theo Khoản 3 Điều 381
Trường hợp tiếp theo cũng sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm là khi người kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa.
Sau khi ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm thì Tòa án phải tiến hành gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, khi có các căn cứ để đình chỉ xét xử giám đốc thẩm thì Chánh án Tòa án hoặc hội đồng xét xử sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm theo quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương gia về Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm, các quy định liên quan đến giám đốc thẩm và đình chỉ xét xử giám đốc thẩm và các nội dung liên quan.