Việc đình chỉ diễn ra trong quá trình xét xứ phúc thẩm thì Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Vậy quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm là gì?
Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan tố tụng đối của vụ án đối với các bị cán hay các bị cáo trong toán bộ quá trình tố tụng thì gọi chung đó là đình chỉ vụ án. Trong quá trình đình chỉ vụ án, căn cứ vào tính chất, phạm vi, mức độ và giai đoạn khác nhau mà sẽ có các mẫu biên bản cụ thể được Nhà nước ta ban hành thông qua các Thông tư, Nghị định,… Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm là một trong số đó. Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm được sử dụng rất phổ biến và có những ý nghĩa to lớn trong thực tiễn.
Mẫu số 52-HS: Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm là biểu mẫu quan trọng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự. Mẫu nêu rõ thông tin đơn kháng cáo, căn cứ pháp lý, quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm,… Mẫu số 52-HS: Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm được ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-NĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm:
Mẫu số 52-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-NĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN…………………….(1)
___________
Số:……/……/HSPT-QĐ(2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________
………., ngày….. tháng….. năm….
QUYẾT ĐỊNH
(Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm)
TÒA ÁN (3)…….
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: (4)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông (Bà)
Ông (Bà)
NHẬN THẤY:
Ngày…..tháng…..năm……, (5)…….. có đơn kháng cáo (Quyết định kháng nghị số:…/…/…ngày…tháng…năm…) đối với Bản án (Quyết định) số:(6)…..của Tòa án(7)…… với nội dung(8)……
XÉT THẤY:
Tại phiên tòa phúc thẩm, người (những người) kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị) đã rút toàn bộ kháng cáo (kháng nghị).
Căn cứ khoản 1 Điều 342 và Điều 348 của Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng….năm…đối với bị cáo(9)….. phạm tội (các tội)(10)…….
2. Bản án hình sự sơ thẩm số:…/…/HS-ST ngày…tháng…năm…của Tòa án(11) …. có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Nơi nhận:
– (12)……;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm:
(1) và (3) ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm.
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(4) ghi họ tên của Thẩm phán; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.
(5) ghi tư cách tố tụng của người kháng cáo; nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên của người kháng cáo; nếu pháp nhân thương mại thì ghi tên của pháp nhân thương mại; nếu là Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi tên Viện kiểm sát kháng nghị.
(6) ghi cụ thể số và ký hiệu Bản án, Quyết định.
(7) và (11) ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm.
(8) ghi nội dung kháng cáo, kháng nghị.
(9) nếu có một hoặc hai bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, kháng nghị và người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị đã rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì ghi đầy đủ họ tên của bị cáo; nếu có từ ba bị cáo trở lên có kháng cáo, bị kháng cáo, kháng nghị và người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì ghi họ tên của bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt mức án cao nhất và thêm các chữ và các bị cáo khác.
(10) ghi các tội danh của bị cáo được tuyên trong bản án hình sự sơ thẩm.
(12) ghi những nơi mà Tòa án phải giao hoặc gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 348 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Cơ quan điều tra; Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo.
4. Căn cứ đình chỉ vụ án hình sự:
Thứ nhất: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố:
Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ cụ thể sau đây, bao gồm:
– Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án
– Không có sự việc phạm tội thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Hành vi không cấu thành tội phạm thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ án hình sự.
– Tội phạm đã được đại xá thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
– Các loại tội phạm quy định cụ thể tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của
Cần lưu ý rằng đối với trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Nếu có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Viện kiểm sát vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Thứ hai: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Đối với giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, cụ thể là:
– Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự.
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự.
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự.
– Tội phạm đã được đại xá.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
– Ngoài ra, khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự.
Thứ ba: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:
Thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là Hội đồng xét xử phúc thẩm. Các căn cứ đình chỉ vụ án bao gồm:
– Không có sự việc phạm tội.
– Hành vi không cấu thành tội phạm.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Tội phạm đã được đại xá.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Thứ tư: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn giám đốc thẩm:
Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong các trường hợp sau đây:
– Không có sự việc phạm tội.
– Hành vi không cấu thành tội phạm.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Tội phạm đã được đại xá.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
– Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự năm 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Thứ năm: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn tái thẩm:
Trong giai đoạn tái thẩm, Hội đồng tái thẩm có thể ra quyết định định chỉ vụ án trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
– Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể hiểu, đình chỉ vụ án là quyết định của Tòa án chấm dứt mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can. Cũng cần lưu ý rằng đối với các vụ án đã có quyết định đình chỉ thì sẽ không được phục hồi điều tra, truy tố hoặc xét xử. Trong một số trường hợp nhất định thì đình chỉ cũng có vai trò lớn trong việc giải quyết vụ án hình sự. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà những cơ quan khác nhau sẽ có các căn cứ khác nhau theo quy định của pháp luật đề đưa ra quyết định đình chỉ đối với vụ án hình sự.