Đối với tòa án cấp phúc thẩm, khi có những lí do và nguyên nhân khách quan làm cho việc giải quyết vụ án không thực hiện được thì tòa án sẽ đưa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự đó. Vậy quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm là gì?
Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự là quyết định của
Mẫu số 51-HS: Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm là biểu mẫu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự. Mẫu nêu rõ thông tin đơn kháng cáo, căn cứ pháp lý, quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm,… Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm được ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-NĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm:
Mẫu số 51-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-NĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN…………………….(1)
__________
Số:……/…… (2)/HSPT-QĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________________
……., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
(Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm)
TÒA ÁN (3)….
Ngày…..tháng…..năm……, (4)….. có đơn kháng cáo (quyết định kháng nghị số:…/…/…ngày…tháng…năm…) đối với Bản án (Quyết định) số:(5)….của Tòa án(6)……… với nội dung (7)…….
Ngày…..tháng…..năm……, (8)…..đã có văn bản (9) về việc rút toàn bộ kháng cáo (kháng nghị).
Xét thấy: Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, người (những người) kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị) đã rút toàn bộ kháng cáo (kháng nghị).
Căn cứ các điều 45, 342 và 348 của Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng….năm…đối với bị cáo(10)…..phạm tội (các tội)(11)……
2. Bản án hình sự sơ thẩm số:…/…/HS-ST ngày…tháng…năm…của Tòa án(12)….. có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
Nơi nhận:
– (13)…;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm:
(1) và (3) ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…); nếu là Tòa án quân sự ghi Tòa án quân khu (Tòa án quân sự Quân khu 1).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(4) và (8) ghi tư cách tố tụng của người kháng cáo; nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên của người kháng cáo; nếu pháp nhân thương mại thì ghi tên của pháp nhân thương mại; nếu là Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi tên Viện kiểm sát kháng nghị.
(5) ghi cụ thể số và ký hiệu Bản án, Quyết định.
(6) và (12) ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm.
(7) ghi nội dung kháng cáo, kháng nghị.
(9) nếu là Viện kiểm sát thay đổi, bổ sung kháng nghị thì ghi cụ thể số và ký hiệu của văn bản.
(10) Nếu có một hoặc hai bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, kháng nghị và người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị đã rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì ghi đầy đủ họ, tên của bị cáo; nếu có từ ba bị cáo trở lên có kháng cáo, bị kháng cáo, kháng nghị và người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì ghi họ tên của bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt mức án cao nhất và thêm các chữ và các bị cáo khác.
(11) ghi các tội danh của bị cáo được tuyên trong bản án hình sự sơ thẩm.
(13) ghi những nơi mà Tòa án phải giao hoặc gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 348 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Cơ quan điều tra; Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo.
4. Một số quy định về đình chỉ vụ án:
Theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu đình chỉ vụ án cơ bản là việc quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan tố tụng đối của vụ án đối với các bị cán hay các bị cáo trong toán bộ quá trình tố tụng.
Vụ án hình sự khi đã có quyết định đình chỉ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được phục hồi điều tra, truy tố, xét xử.
Đình chỉ vụ án diễn ra trong các giai đoạn sau của quá trình tố tụng, bao gồm:
+ Thứ nhất: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự.
+ Thứ hai: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
+ Thứ ba: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
+ Thứ tư: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn giám đốc thẩm vụ án hình sự.
+ Thứ năm: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn tái thẩm vụ án hình sự.
5. Một số quy định về đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:
Thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:
Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Các căn cứ đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm bao gồm:
– Thứ nhất: Không có sự việc phạm tội.
– Thứ hai: Hành vi không cấu thành tội phạm.
– Thứ ba: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Thứ tư: Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
– Thứ năm: Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ sáu: Tội phạm đã được đại xá.
Khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm:
Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được hiểu là việc Tòa án cấp phúc thẩm không tiến hành xét xử phúc thẩm đối với vụ án khi có những căn cứ đã được pháp luật quy định cụ thể và trong trường hợp khi đình chỉ xét xử phúc thẩm thì bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật.
Hay ta có thể hiểu đơn giản việc đình chỉ giải quyết xét xử vụ án phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm chấm dứt việc giải quyết toàn bộ vụ án khi có những căn cứ mà pháp luật quy định và bản án, quyết định sơ thẩm sẽ không có hiệu lực pháp luật nữa.
Các trường hợp việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự bị đình chỉ:
Theo Điều 342
“1. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
2. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.
3. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 348
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước phiên tòa sẽ do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, còn đình chỉ xét xử phúc thẩm tại phiên tòa sẽ do Hội đồng xét xử quyết định.
Ngoài ra, qua quy định cụ thể được nêu trên, ta còn nhận thấy rằng, quyền quyết định có hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại về tội nặng hơn hay không theo quan điểm của Viện kiểm sát thuộc về Hội đồng xét xử, chính bởi vì vậy sẽ có hai trường hợp xảy ra, cụ thể như sau:
– Trường hợp thứ nhất: Hội đồng xét xử chấp thuận quan điểm của Viện kiểm sát, quyết định hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn. Trong trường hợp này, khi các bị cáo xin rút kháng cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không chấp thuận việc rút kháng cáo. Đối với việc hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Trường hợp thứ hai: Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp thuận quan điểm của Viện kiểm sát và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi bị cáo xin rút kháng cáo theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trong trường hợp này thì việc đình chỉ xét xử phúc thẩm sẽ được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 348 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.