Khi xét thấy trong quá trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại. Vậy mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ công an bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là gì
- 2 2. Mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ Công an:
- 3 3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ Công an:
- 4 4. Quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết việc khiếu nại:
1. Mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là gì
– Theo quy định của pháp luật về khiếu nại quy định thì: ” Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
– Mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền lập ra khi trong quá trình giải quyết khiếu nại mà xét thấy có những dấu hiệu sai phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác… Mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết việc khiếu nại của Bộ Công an là quyết định dừng lại việc thực hiện tiếp nhận, xử lý giải quyết khiếu nại đó của Bộ Công an theo quy định của pháp luật
Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại cảu Bộ Công an à mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc đình chỉ việc giải quyết khiếu nại. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại của Bộ công an là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền không thực hiện, dừng lại việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại.
2. Mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ Công an:
……………
..………
Số: …/QĐ-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
………, ngày…tháng…năm…
Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại
…………(1)
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26/12/2013 Hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân;
Xét đề nghị của ……………(2),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của ……(3) đối với …………(4)
Lý do:……(5)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. ……(6) …..và…. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– ….
– Lưu
……………
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Bộ Công an:
(1): Điền tên cơ quan giải quyết khiếu nại
(2): Điền tên của người khiếu nại
(3),(4): Điền thông tin về đình chỉ khiếu nại
(5): Điền lý do đình chỉ giải quyết khiếu nại
(6): Điền ngày có hiệu lực pháp luật
4. Quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết việc khiếu nại:
– Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận được đơn khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thụ lý giải quyết khiếu nại. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại, thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó là: Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết và
– Nếu trong trường hợp có cùng một nội dung khiếu nại mà của nhiều người khác nhau thì và có cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì thụ lý và thông báo thụ lý gửi đến người đại diện. Thông báo việc thụ lý, không thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo mẫu quy định, nếu không thụ lý phải nêu rõ lý do kèm theo.
Pháp luật còn quy định về tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, cụ thể tại Điều 15 Thông tư 11/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, theo đó:
– Những trường hợp áp dụng hình thức đối thoại, đó là bao gồm hai trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
+ Trường hợp 2: Trong quá trình giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định về chế độ chính sách lần đầu nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại tổ chức đối thoại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh phải tổ chức đối thoại.
– Trình tự, thủ tục thực hiện đối thoại được diễn ra như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị đối thoại: khi chuẩn bị đối thoại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ đã được thẩm tra, xác minh( tài liệu, chứng cứ đã thu thập, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại xác định nội dung cần trao đổi, đối thoại; thông báo với người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, đơn vị, , dự thảo báo cáo kết quả xác minh… theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho cuộc đối thoại được diễn ra đầy đủ căn cứ, tài liệu. Những người tham gia đối thoại, đó là: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại; người bị khiếu nại; cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
+ Bước 2: Tiến hành đối thoại:
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại kiểm tra tư cách thành phần tham gia đối thoại;
– Người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại trình bày ý kiến về nội dung sự việc, kết quả xác minh, kiến nghị giải quyết khiếu nại do người chủ trì đối thoại công bố;
– Bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu, nguyện vọng của mình; ý kiến của đại diện cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu
– Nêu lý do, nội quy đối thoại, hướng dẫn các bên cách thức, nội dung cần đối thoại.
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh kết luận về nội dung đối thoại và hướng giải quyết.
– Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi đầy đủ nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có) và các bên cùng ký. Biên bản được lập thành ít nhất 03 bản, mỗi bên giữ một bản.
Thông báo, biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại thực hiện theo mẫu mà pháp luật quy định, hoạt động đối thoại phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định và phải nêu rõ lý do, nội dung, nội quy, và người tiến hành phải hướng dẫn các bên về cách thức, nội dung của cuộc đối thoại và phải có trách nhiệm xác minh kết luận về nội dung đối thoại và hướng giải quyết phù hợp nhất theo quy định của pháp luật. Việc đối thoại được diễn ra phải có đầy đủ những thành phần tham gia và phải được lập thành biên bản theo đúng những yêu cầu mà pháp luật đã quy định.
– Cơ sở pháp lý:
+ Thông tư 11/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
+ Thông tư 68/2013/TT-BCA hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.