Trường hợp hồ sơ bị thiếu và nội dung triển lãm cần sửa đổi thì cơ quan này sẽ thông báo cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ. Vậy mẫu thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm là gì, mục đích của mẫu thông báo?
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm thì Triển lãm được hiểu là việc tổ chức trưng bày tác phẩm, hiện vật, tài liệu tập trung trong một thời gian, tại một không gian nhất định theo các hình thức khác nhau, bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích giới thiệu, công bố, phổ biến trong xã hội, cộng đồng.
Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm là văn bản thông báo do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc tiếp nhận Thông báo tổ chức triển lãm lập ra để thông báo về việc yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm.
Mục đích của mẫu thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm: khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc tiếp nhận Thông báo tổ chức triển lãm xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/Thông báo tổ chức triển lãm của cá nhân, tổ chức và thấy rằng hồ sơ cần bổ sung và điều chỉnh nội dung thì sẽ dùng mẫu thông báo này nhằm mục đích thông báo đến chủ thể nộp hồ sơ để họ thực hiện bổ sung và điều chỉnh hồ sơ.
2. Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
THÔNG BÁO
(V/v yêu cầu bổ sung hồ sơ/điều chỉnh nội dung triển lãm)
… , ngày … tháng … năm …
Kính gửi:(2)
Căn cứ Nghị định số…/2019/NĐ-CP ngày…tháng…năm 2019 của Chính phủ về hoạt động triển lãm;Xét đơn đề nghị cấp giấy phép/Thông báo tổ chức triển lãm của
2) ……… ngày … tháng … năm …….
(1)…trả lời như sau:
Yêu cầu (2)… bổ sung hồ sơ (hoặc điều chỉnh các nội dung) như sau:
(3)…
(1) sẽ cấp giấy phép tổ chức triển lãm/đồng ý cho (2) tổ chức triển lãm nếu nhận được hồ sơ bổ sung đầy đủ (hoặc văn bản đồng ý và cam kết điều chỉnh nội dung triển lãm) của(2) theo quy định.
(1)
(Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
– Như trên;
– Thanh tra;
– Lưu: VT
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo:
Người soạn thảo thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ điều chỉnh nội dung triển lãm phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc tiếp nhận Thông báo tổ chức triển lãm;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc tiếp nhận Thông báo tổ chức triển lãm;
Về nội dung văn bản: người soạn thảo văn bản cần trình bày đầy đủ các nội dung thông báo, bao gồm thông tin của người có hồ sơ, và các nội dung cần sửa đổi, bổ sung;
Cuối văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định phải có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc tiếp nhận Thông báo tổ chức triển lãm nhằm xác nhận việc thông báo là đúng thẩm quyền và nội dung văn bản đã được xác nhận là chính xác.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1)Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc tiếp nhận Thông báo tổ chức triển lãm.
(2) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoặc gửi Thông báo tổ chức triển lãm.
(3) Liệt kê các nội dung cần bổ sung (hoặc điều chỉnh) nêu rõ lý do, trích dẫn Điều, khoản, điểm trong Nghị định.
4. Những quy định liên quan đến bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm:
4.1. Thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức triển lãm:
Theo Điều 10 Nghị định 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm thì các triển lãm phải xin cấp Giấy phép bao tt riển lãm do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam đưa ra nước ngoài và các triển lãm do tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.
Đối với từng triển lãm khác nhau thì thẩm quyền cấp phép sẽ khác nhau, cụ thể:
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép tổ chức triển lãm đối với:
+ Triển lãm do các tổ chức ở Trung ương đưa ra nước ngoài;
+ Triển lãm do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tổ chức tại Việt Nam;
+ Triển lãm do các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết đưa ra nước ngoài.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy phép tổ chức triển lãm đối với:
+ Triển lãm, do các tổ chức cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài;
+ Triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương.
4.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm được quy định tại Điều 12 Nghị định 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức triển lãm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm đến cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức gửi hồ sơ: gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm.
Nơi nhận hồ sơ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao
Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm;
+ Danh sách tác phẩm, hiện vật, tài liệu (có ghi rõ tên tác giả, chủ sở hữu; tên, số lượng; chất liệu, kích thước tác phẩm hoặc hiện vật, tài liệu; các chú thích kèm theo);
+ Ảnh chụp từng tác phẩm, hiện vật, tài liệu và makét trưng bày (kích thước 10×15 cm) in trên giấy hoặc ghi vào phương tiện lưu trữ kỹ thuật số;
+
+ Bản sao một trong các giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người tổ chức triển lãm (đối với triển lãm do cá nhân người Việt Nam đứng tên tổ chức); hộ chiếu (đối với triển lãm do người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đứng tên tổ chức).
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật.
+ Phương án bảo đảm các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ (đối với triển lãm do tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức tại Việt Nam).
Lưu ý đối với các hình thức gửi hồ sơ như sau:
+ Đối với gửi hồ sơ trực tiếp: mang theo bản gốc để đối chiếu;
+ Đối với gửi qua bưu điện: gửi bản sao hợp lệ có chứng thực;
+ Đối với gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến: gửi bản chụp lại từ bản gốc.
Bước 2: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét hồ sơ đủ điều kiện hay không và thực hiện cấp giấy phép tổ chức triển lãm.
* Các thủ tục thực hiện thay đổi một hoặc nhiều nội dung ghi trong giấy phép như sau:
– Đối với trường hợp Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm triển lãm: tổ chức, cá nhân phải gửi Thông báo cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao, ghi rõ nội dung thay đổi
– Đối với trường hợp thay đổi tên của triển lãm, thay thế hoặc bổ sung tác phẩm, hiện vật, tài liệu: tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luật Dương Gia về mẫu thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh nội dung triển lãm và các quy định liên quan.