Khi tiến hành kháng nghị, Viện Kiểm sát phải thực hiện các thủ tục, đặc biệt là ban hành các quyết định kháng nghị, và cơ quan này cũng hoàn toàn có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị khi thấy cần thiết.
Mục lục bài viết
1. Quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm Quyết định giảm thời hạn là gì?
Theo từ điển Luật học thì: Kháng nghị là quyền mà pháp luật quy định cho Viện kiểm sát và những người có thẩm quyền ra văn bản kháng nghị, làm ngưng hiệu lực phán quyết của Tòa án trong Bản án hoặc quyết định đã tuyên để xét xử lại theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nhằm làm cho vụ án được xét xử chính xác, khách quan, đúng pháp luật. “Phúc thẩm” là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của Bản án, quyết định sơ thẩm, sửa lại những sai lầm và vi phạm của Tòa án sơ thẩm, bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất pháp luật. Theo đó, có thể hiểu, kháng nghị phúc thẩm là việc Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp ban hành văn bản thể hiện sự phản ứng lại đối với bản án, quyết định sơ thẩm hình sự của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự khi có các căn cứ do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Quyết định giảm giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại là văn bản do Tòa án nhân dân ban hành trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc khi đáp ứng các điều kiện luật định.
Quyết định kháng nghị phúc thẩm là văn bản do Viện Kiểm sát cùng cấp, Viện Kiểm sát cấp trên ban hành với nội dung thể hiện sự phản ứng lại đối với bản án, quyết định sơ thẩm hình sự của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự khi có các căn cứ do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Quyết định rút quyết định kháng nghị phúc thẩm Quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại là văn bản do Viện kiểm sát cùng cấp ban hành nhằm rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị đã được thể hiện trong quyết định kháng nghị trước đó của cơ quan mình.
Quyền và hậu quả pháp lý về việc rút quyết định kháng nghị phúc thẩm quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại của Viện Kiểm sát được ghi nhận tại Khoản 5, Pháp lệnh 09/2014, cụ thể: “Người khiếu nại rút khiếu nại, cơ quan đề nghị rút kiến nghị, Viện kiểm sát rút kháng nghị thì Tòa án đình chỉ việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; trong trường hợp này, quyết định đã bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có hiệu lực thi hành.”
Quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm Quyết định giảm thời hạn là văn bản bắt buộc thể hiện ý chí của Viện Kiểm sát đối với Quyết định kháng nghị trước đó của mình, đây là căn cứ để phát sinh các hậu quả pháp lý quan trọng đối với quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại của Viện Kiểm sát.
Hoạt động rút quyết định kháng nghị phúc thẩm phải được quyết định dựa trên quá trình xem xét tài liệu, hồ sơ và được đánh giá phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi nhận được thông báo thụ lý hồ sơ của Tòa án cùng cấp, Viện kiểm sát có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ việc tại Tòa án đã thụ lý vụ việc đó.
Từ đó, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Thủ tục rút quyết định kháng nghị không được quy định một cách đầy đủ như các thủ tục khác, nhưng về cơ bản hoạt động này khá đơn giản, có sự phối hợp giữa Viện Kiểm sát và Tòa án. Còn thủ tục giải quyết kháng nghị quyết định của Tòa án lại được quy định rõ hơn, cụ thể:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kháng nghị, Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải gửi văn bản kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết; đồng thời, thông báo về việc kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án cấp trên trực tiếp phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp
Phiên họp xem xét, giải quyết kháng nghị có sự tham gia , Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp, nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Tòa án có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học tham gia phiên họp để phát biểu ý kiến về vấn đề chuyên môn có liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động rút quyết định kháng nghị phúc thẩm quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đó là cơ sở để họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình và xã hội.
2. Mẫu 78/HC: Quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm Quyết định giảm thời hạn:
VIỆN KIỂM SÁT…………..1
VIỆN KIỂM SÁT ……….2
Số: ……../QĐ-VKS…-3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày …….. tháng……..năm 20…….
QUYẾT ĐỊNH 4
Rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm 5
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……..2……
Căn cứ các điều 4, 30 và 33 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính còn lại tại Tòa án nhân dân,
Sau khi xem xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm5 số….ngày….. tháng…..năm……của Viện kiểm sát…..6……và hồ sơ, tài liệu có liên quan, nhận thấy……….7………
Bởi các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1.Rút một phần 8 hoặc toàn bộ Quyết định kháng nghị phúc thẩm5 số…. ngày….. tháng…. năm……….của Viện kiểm sát ………6………
2.Đề nghị Tòa án…….9……..đình chỉ xét một phần hoặc toàn bộ Quyết định kháng nghị phúc thẩm5 và tiến hành theo đúng quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Tòa án ….9………..;
– VKS ….1…. (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG 10
3. Hướng dẫn mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm Quyết định giảm thời hạn:
(1) Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2) Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3) Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành văn bản – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4) Mẫu này được sử dụng khi rút quyết định kháng nghị phúc thẩm quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại
(5) Mẫu này có thể được sử dụng khi kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
(6) Ghi tên Viện kiểm sát đã ban hành Quyết định kháng nghị
(7) Nêu nội dung Quyết định kháng nghị có sai sót, chưa chính xác, hay vì lý do khác và lập luận, phân tích những căn cứ để rút kháng nghị
(8) Trường hợp rút một phần thì nêu rõ rút phần nào
(9) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết
(10) Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
Cơ sở pháp lý:
Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính còn lại tại Tòa án nhân dân.
Quyết định 39/QĐ-VKSTC ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.