Giấy giới thiệu là loại giấy tờ pháp lý rất hay được sử dụng trong hoạt động của công ty - doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, công ty thường hay dùng giấy giới thiệu để giới thiệu đại diện doanh nghiệp thực hiện một công việc cụ thể.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy giới thiệu của công ty mới nhất:
- 2 2. Mẫu giấy giới thiệu công tác đã viết sẵn:
- 3 3. Hướng dẫn cách viết giấy giới thiệu chuẩn:
- 4 4. Mẫu giấy giới thiệu là gì?
- 5 5. Giấy giới thiệu được sử dụng trong các trường hợp nào?
- 6 6. Sự khác biệt giữa giấy giới thiệu và giấy ủy quyền:
- 7 7. Quy định về hiệu lực của giấy giới thiệu là trong bao lâu?
1. Mẫu giấy giới thiệu của công ty mới nhất:
Tải về giấy giới thiệu công ty
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…./… | ….ngày ….. tháng ….. năm 20… |
GIẤY GIỚI THIỆU
(1)……………… trân trọng giới thiệu:
Ông (bà):…………….(2)
Chức vụ:………..(3)
Được cử đến: ………….(4)
Về việc:………….. (5)
Đề nghị Quý cơ quan tạo điều kiện để ông (bà) có tên ở trên hoàn thành nhiệm vụ.
Giấy này có giá trị đến hết ngày………./.(6)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
2. Mẫu giấy giới thiệu công tác đã viết sẵn:
Tải về giấy giới thiệu công tác
CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/DG | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2022 |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hải Dương
Giới thiệu ông, bà: Luật sư Vũ Văn Huân
Chức vụ: Luật sư của công ty Luật TNHH Dương Gia
Được cử đến: Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hải Dương
Về việc: Làm việc về vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị can Lê Văn A
Mong Quý cơ quan giúp đỡ ông, bà Vũ Văn Huân hoàn thành nhiệm vụ.
TM. CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn cách viết giấy giới thiệu chuẩn:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có). Ví dụ: Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (cấp giấy giới thiệu). Ví dụ: Công ty Luật TNHH Dương Gia
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Ví dụ: DG Law
(4) Địa danh: Ví dụ: Tp. Hồ Chí Minh
(5) Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu. Ví dụ: Nguyễn Văn A, chức vụ: Chuyên viên pháp lý
(6) Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu tới làm việc. Ví dụ: Công ty cổ phần B
(7) Nội dung công việc người được giới thiệu thực hiện. Ví dụ: Tư vấn pháp lý về doanh nghiệp cho Công ty cổ phần B
4. Mẫu giấy giới thiệu là gì?
Giấy giới thiệu là một biểu mẫu được sử dụng thường xuyên tại các đơn vị/công ty/doanh nghiệp. Nó là một biểu mẫu về thủ tục hành chính do các công ty/doanh nghiệp, cơ quan phát hành để giới thiệu nhân viên, cán bộ, công nhân viên của mình đến liên hệ làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khác, hoặc làm việc với cơ quan nhà nước nhằm thực hiện thủ tục pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp.
5. Giấy giới thiệu được sử dụng trong các trường hợp nào?
Trên thực tế, giấy giới thiệu được sử dụng hết sức đa dạng. Có thể nói ngắn gọn là nó được dùng để một tổ chức/công ty/doanh nghiệp giới thiệu nhân viên/cá nhân thay mặt mình thực hiện một công việc nào đó.
Hình thức thể hiện của 01 giấy giới thiệu còn tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Ví dụ:
– Giấy giới thiệu đi học
– Giấy giới thiệu công tác
– Giấy giới thiệu để làm việc
– Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn
– Giấy giới thiệu vào Đảng…
Giấy giới thiệu là loại giấy tờ có giá trị pháp lý thường được sử dụng nhiều trong các hoạt động của công ty. Giấy giới thiệu nhằm mục đích giới thiệu người đại diện cho doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện một công việc nào đó.
Khi cá nhân đi làm việc với các cơ quan nhà nước như ngân hàng, cơ quan hành chính, giấy giới thiệu sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết công việc hơn.
Khi làm việc giữa các cá nhân hoặc doanh nghiệp với nhau thì giấy giới thiệu sẽ giúp xác nhận đúng người sẽ làm việc, tạo sự tin tưởng tránh trường hợp nhầm lẫn hoặc giả mạo gây hậu quả khôn lường.
Hợp thức hóa các vấn đề, thủ tục liên quan đến pháp lý, như: ký biên bản bàn giao, chứng từ, hồ sơ…
6. Sự khác biệt giữa giấy giới thiệu và giấy ủy quyền:
– Giấy giới thiệu được sử dụng với mục đích cử người đại diện liên hệ với cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp khác để thực hiện một công việc cụ thể nào đó đã được ghi trong giấy giới thiệu. Trong khi đó giấy ủy quyền được sử dụng trong trường hợp bên ủy quyền trao quyền của mình cho người được ủy quyền thay mặt mình để thực hiện một công việc cụ thể. Người được ủy quyền có thể nhân danh người ủy quyền để thực hiện công việc trong phạm vi công việc đã được ủy quyền.
– Dưới góc độ pháp lý giấy giới thiệu có tính pháp lý thấp hơn giấy ủy quyền. Hình thức của giấy giới thiệu cũng đơn giản sơ sài hơn so với giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền. Trong một vài trường hợp thực hiện các quyền quan trọng thì giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền còn phải được công chứng theo đúng quy định mới có giá trị pháp lý.
– Giấy giới thiệu chỉ dùng cho cơ quan/tổ chức/công ty/doanh nghiệp giới thiệu cá nhân/nhân viên của mình. Hợp đồng ủy quyền thì có thể dùng cho cả đối tượng là cá nhân và tổ chức. Vì vậy, phạm vi sử dụng của giấy ủy quyền cũng rộng hơn so với giấy giới thiệu
7. Quy định về hiệu lực của giấy giới thiệu là trong bao lâu?
Tùy thuộc vào tính chất của từng loại công việc mà thời hạn của giấy giới thiệu được xác định khác nhau. Chủ thể giới thiệu có thể ghi thời gian bắt đầu và kết thúc việc giới thiệu. Tức là giấy giới thiệu chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian đó.
Trong trường hợp công việc giới thiệu chưa xong, nhưng thời hạn của giấy giới thiệu đã hết thì chủ thể giới thiệu phải làm lại giấy giới thiệu khác thì người được giới thiệu mới đủ điều kiện tiếp tục công việc giới thiệu.