Ngân sách nhà nước được các cá nhân, cơ quan, tổ chức đóng góp bằng cách thông qua chính sách đóng các loại thuế khóa với mục đích phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội, cung cấp hàng hóa cho xã hội,... Theo đó, nhà nước sẽ tiến hành lập dự toán ngân sách nhà nước và giao ngân sách nhà nước cho các bộ, ban, ngành quản lý thực hiện và phát triển.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Có hai loại ngân sách nhà nước:
– Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương
– Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Mẫu quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước là mẫu quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Sở công thương giao cho các bộ, ban, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện dự toán,….
Mẫu quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước với nội dung quyết định giao cho các bộ, ban, ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, chế độ và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư của nhà nước.
2. Mẫu quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước như sau:
UBND ………..
SỞ CÔNG THƯƠNG
Số: …….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ……….(1)……….
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Quyết định số ………../QĐ-UBND ngày …. tháng …. năm …….. của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm …..(1)…..;
Căn cứ tình hình thực hiện và nhu cầu của các đơn vị,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm …(1)… cho ……(2)…… với tổng kinh phí là: ……….(3)………. (Bằng chữ: ……….(4)………. đồng).
Điều 2. Căn cứ vào kế hoạch được giao, ……….(2)………. có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, chế độ và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư của nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài Chính, Thủ trưởng ….(2)…. và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– ….(5)….;
– Lưu: VT, KHTC, ….(6)…..
GIÁM ĐỐC (7)
(Ký tên, dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước:
Mẫu quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước được trình bày như sau:
(1) Năm giao dự toán.
(2) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở được giao dự toán.
(3) Số tiền bằng số.
(4) Số tiền bằng chữ.
(5) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân để báo cáo, phối hợp, biết, thực hiện,… (nếu cần).
(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
(7) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
– Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo các phụ lục đính kèm).
– Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cho các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các nhiệm vụ thu, chi sau:
+ Số thu phí, lệ phí; số phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước; số chi từ nguồn thu phí để lại của các bộ, cơ quan trung ương (trong đó, chi tiết số thu phí, số phí nộp ngân sách nhà nước, số chi từ nguồn thu phí để lại của một số cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 129/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021).
+ Thu chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
+ Chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức;
+ Bổ sung có mục tiêu chi thường xuyên ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo từng mục tiêu, nhiệm vụ theo múc dự toán đã được Quốc hội quyết định;
+ Tổng mức vay, vay bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc, mức bội chi của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Trên cơ sở Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác hằng năm giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Thỏa thuận kỳ họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về hợp tác kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật, trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, giao dự toán chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, học sinh, sinh viên Lào, Campuchia hiện đang học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định và thực hiện các chương trình, dự án đủ điều kiện triển khai năm 2021, trong đó ưu tiên các chương trình, dự án hoàn thành năm 2021.
Triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
– Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện dự toán theo quy định của
– Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi quản lý được giao, có nhiệm vụ:
+ Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; chống thất thu thuế, chống chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ lệ nợ thuế; mở rộng triển khai hóa đơn điện tử; cải cách, hiện đại hóa hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; thực hiện nghiêm quy định về dấu giả khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai.
+ Thực hiện cơ chế tài chính đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo
+ Rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức sắp xếp lại, đổi mới cơ chế hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
+ Tiếp tục thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.
– Năm 2021, tiếp tục kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước:
+ Giữ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia, cơ chế điều tiết một số khoản thu đã được Quốc hội quyết định
+ Điều tiết 100% về ngân sách trung ương số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; điều tiết tiền thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước
+ Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm 2019;
– Tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương:
+ Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2021 từ: một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm
+ Khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương để tính chi tạo nguồn cải cách tiền lương, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, gồm: thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định;
– Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính:
+ Xác định và giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2021 để tạo nguồn cải cách tiền lương cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Các địa phương sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách trung ương năm 2021:
Dự toán chi trả nợ; chi trả chi phí phát hành, mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách trung ương năm 2021 được Quốc hội quyết định;
+ Cân đối ngoại tệ từ nguồn thu ngân sách bằng ngoại tệ và mua từ hệ thống ngân hàng để đáp ứng cho các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định được thực hiện bằng ngoại tệ.
– Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo quy định
– Đối với nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại, giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương:
+ Trong phạm vi dự toán từng lĩnh vực chi đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương điều chỉnh dự toán giữa các chương trình, dự án, nhiệm vụ đủ thủ tục, điều kiện, phù hợp với tiến dự thực hiện gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Đối với vốn cấp phát từ ngân sách trung ương: Trường hợp trong năm có nhu cầu giải ngân vượt dự toán giao, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính
+ Đối với vốn Chính phủ vay về cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại, thực hiện giải ngân trong phạm vi dự toán tổng mức vay và bội chi ngân sách của địa phương đã được Quốc hội quyết định.
– Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương, chi trả nợ lãi các khoản vay theo thẩm quyền
+ Tiếp tục sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó: Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động xổ số kiến thiết
+ Trong điều hành, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành, giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Như vậy, việc giao dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện giao theo các cơ quan như các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền được giao tiến hành triển khai các nội dung đã được nêu trên để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước.