Khi có căn cứ uỷ thác thi hành án dân sự thì Trưởng phòng thi hành án sẽ ban hành quyết định uỷ thác thi hành án theo quy định của pháp luật và sẽ gửi đến những cơ quan, các bên đương sự có liên quan. Khi nhận được quyết định uỷ thác thi hành án thì phòng thi hành án nhận uỷ thác sẽ ban hành thông báo về việc nhận uỷ thác.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo nhận uỷ thác là gì?
– Uỷ thác thi hành án dân sự được hiểu là việc chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần quyết định thi hành án từ cơ quan thi hành án này sang cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Uỷ thác thi hành án nhằm đảm bảo việc thi hành án các bản án, quyết định của Toà án liên tục và trên thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân được pháp luật bảo vệ. Mẫu nhận uỷ thác là mẫu được dùng để uỷ thác khi có đầy đủ căn cứ uỷ thác theo quy định của pháp luật. Mẫu uỷ thác là cơ sở để các bên đương sự, các cơ quan thẩm quyền thực hiện nhận uỷ thác theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu thông báo nhận uỷ thác:
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: …………/TB-PTHA.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày ….. tháng ……. năm ……
THÔNG BÁO
(Về việc nhận ủy thác)
Kính gửi: ……(1)
Phòng Thi hành án …. đã nhận được Quyết định về việc ủy thác thi hành án số ………. ngày …… tháng …… năm ………… của…(2)
Các tài liệu kèm theo gồm có:…(3)
Vậy, thông báo để Phòng Thi hành án (Cục, Chi cục thi hành án) …. biết./. (4)
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
Hướng dẫn sử dụng mẫu thông báo nhận uỷ thác:
3. Quy định về uỷ thác thi hành án:
Những trường hợp được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án:
+ Trường hợp 1: Trường hợp hợp nhất thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế theo hàng thừa kế mà pháp luật thừa kế quy định.
+ Trường hợp 2: Trường hợp sáp nhập thì tổ chức sáp nhập tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Trường hợp 3: Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ cá nhân, tổ chức tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách
+ Trường hợp 4: Trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết trước khi ra quyết định. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
+ Trường hợp 5: Trường hợp doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của
Những trường hợp chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án được pháp luật quy định, theo đó, đó là những trường hợp có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp như : sáp nhập, chia tách, giải thể.. theo quy định. Tuy nhiên, khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án thì các tổ chức mới sẽ tiếp tục thực hiện những quyền, nghĩa vụ thi hành án mà đã được uỷ thác. Cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải thể theo quy định của pháp luật. Trường hợp đương sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ về thi hành án cho người thứ ba thì người thứ ba có quyền, nghĩa vụ của đương sự.
– Thẩm quyền: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây.
Đối với các quyết định, thông báo khác về thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan thi hành án dân sự giữ nguyên, thu hồi hoặc ra các quyết định, thông báo khác phù hợp theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
– Trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau mà tài sản ở địa phương nhận ủy thác không đủ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người, tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường hợp tẩu tán, trốn tránh việc thi hành án.
– Đối với ủy thác thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác và phải đảm bảo những nghĩa vụ sau :
+ Kê biên tài sản đang tranh chấp.
+ Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
+ Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.
+ Ngoài ra, cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành án.
– Cơ sở pháp lý:
+