Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Hậu Giang mới nhất. Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ tại: Vị Thanh, Long Mỹ, Ngã Bảy, Phụng Hiệp,...
ưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Hậu Giang. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Hậu Giang là một tỉnh tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú. Vì thế, đất đai phổ biến ở đây là đất nông nghiệp trồng lúa, đất trồng cây hàng năng tại Hậu Giang. Nhu cầu sử dụng đất để canh tác ở Hậu Giang là lớn. Vậy tách thửa, gộp thửa đất nông nghiệp tại Hậu Giang thế nào cho đúng? Sau đây, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Hậu Giang mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ngày 12 tháng 11 năm 2014;
Theo Điều 3,4,5 Quyết định 35/2014/QĐ-UBND tỉnh Hậu Giang quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Hậu Giang như sau:
1. Các trường hợp không áp dụng hạn mức tối thiểu tách thửa của Quyết định này
– Tách thửa theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Tách thửa khi thực hiện: kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận; việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp; Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; Bản án hoặc Quyết định của
– Tách thửa đối với trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Tách thửa để hiến, tặng cho Nhà nước nhằm thực hiện các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
– Tách thửa để thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
– Tách thửa theo dự án quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các trường hợp không được tách thửa
– Diện tích đất xin tách thửa khi đã có
– Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền niêm phong tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của Tòa án.
– Thửa đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.
3. Hạn mức tối thiểu tách thửa
– Thửa đất ở trong các khu đất ở được quy hoạch mới khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới (hoặc chỉ giới đường đỏ) lớn hơn hoặc bằng 20m, sau khi tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Diện tích của thửa đất (sau khi trừ hành lang an toàn hoặc chỉ giới đường đỏ) tối thiểu là 45m2.
b) Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5m.
c) Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5m.
2. Thửa đất ở không thuộc quy định trên, sau khi tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Diện tích của thửa đất (sau khi trừ hành lang an toàn hoặc chỉ giới đường đỏ) tối thiểu là 36m2.
b) Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.
c) Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.
4. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật đất đai qua tổng đài tại Hậu Giang
– Dịch vụ tách thửa đất tại Hậu Giang
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Hậu Giang
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Hậu Giang.