Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Tây Ninh mới nhất. Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ tại: Bến Cầu, Châu Thành, Bến Cát, Dương Minh Châu,...
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Tây Ninh theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bạn muốn đầu tư đất đai tại Tây Ninh? Bạn muốn làm thủ tục tách thửa, gộp thửa, chuyển nhượng đất đai tại Tây Ninh? Nắm rõ quy định của luật là một lợi thế. Sau đây, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Tây Ninh mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định 15/2019/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ngày 26 tháng 4 năm 2019;
Theo Điều 3,4,5,9,10 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Tây Ninh như sau:
I. Điều kiện chung để được tách thửa đất
1. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để giải quyết tách thửa đất:
a) Căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, 1/2000 hoặc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giải quyết việc tách thửa đất; trường hợp chưa có các quy hoạch này thì căn cứ quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để giải quyết việc tách thửa đất;
b) Các quy hoạch được phê duyệt xác định thửa đất ở thuộc quy hoạch đất dân cư hiện hữu (dân cư hiện trạng) hoặc dân cư hiện hữu chỉnh trang thì được tách thửa đất;
c) Trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt xác định thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp (trong đó có chức năng đất ở) và không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để thu hồi thực hiện dự án thì được tách thửa đất;
d) Sau 03 năm, kể từ ngày phê duyệt các quy hoạch, mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện hoặc có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nhưng chưa có quyết định thu hồi đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì được tách thửa đất.
2. Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
3. Diện tích thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu của từng loại đất tương ứng được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quyết định này, sau khi đã trừ phần diện tích đất thuộc lộ giới quy hoạch đường giao thông hoặc phần diện tích thuộc phạm vi lưu không kênh.
4. Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
5. Thửa đất không thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.
6. Diện tích thửa đất tách thửa chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có
7. Tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
8. Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu, kích thước và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất theo quy định.
II. Quy định diện tích tối thiểu, kích thước, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất ở
1. Diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành sau khi tách thửa
a) Tại các phường, thị trấn
Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 45 m2 (Bốn mươi lăm mét vuông);
Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 36 m2 (Ba mươi sáu mét vuông).
b) Tại các xã
Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 60 m2 (Sáu mươi mét vuông);
Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 50 m2 (Năm mươi mét vuông).
2. Kích thước cạnh của thửa đất hình thành sau khi tách thửa
Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo có kích thước các cạnh như sau:
a) Đối với đất ở nằm trong khu dân cư hiện hữu:
* Tại các phường, thị trấn:
Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20 m (Hai mươi mét): Kích thước cạnh chiều rộng của thửa đất ≥ 05 m (năm mét), kích thước cạnh chiều sâu của thửa đất ≥ 05 m (năm mét);
Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20 m (Hai mươi mét): Kích thước cạnh chiều rộng của thửa đất ≥ 04 m (bốn mét), kích thước cạnh chiều sâu của thửa đất ≥ 04 m (bốn mét);
Chiều sâu của thửa đất được xác định sau khi đã trừ lộ giới quy hoạch sao cho diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa đảm bảo theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này.
* Tại các xã: Kích thước cạnh chiều rộng của thửa đất ≥ 04 m (bốn mét), kích thước cạnh chiều sâu của thửa đất ≥ 04 m (bốn mét) (đối với thửa đất tiếp giáp với đường giao thông thì chiều sâu của thửa đất được xác định sau khi đã trừ lộ giới quy hoạch hoặc đường kênh sau khi đã trừ phạm vi lưu không kênh) sao cho diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa đảm bảo theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.
b) Đối với đất ở nằm trong khu dân cư quy hoạch mới
Đảm bảo tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, nông thôn được duyệt theo quy định.
3. Tách thửa đối với đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp đã được quy hoạch sử dụng đất là đất ở để xây dựng nhà ở:
a) Thửa đất có diện tích nhỏ hơn 500 m2
Trường hợp các thửa đất sau khi tách thửa tiếp giáp với đường giao thông hiện trạng được thể hiện trên bản đồ địa chính thì được tách thửa.
Trường hợp các thửa đất đề nghị tách thửa không tiếp giáp với đường giao thông hiện trạng thì người sử dụng đất phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất thực hiện theo quy định trên và bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được phê duyệt; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đấu nối đường giao thông hiện hữu trước khi thực hiện thủ tục tách thửa.
Phần diện tích được sử dụng chung (đường giao thông, cấp thoát nước, đường điện) theo bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
b) Thửa đất có diện tích từ 500 m2 đến 2.000 m2
Trước khi thực hiện tách thửa đất người sử dụng đất phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất thực hiện theo quy định trên và bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được phê duyệt; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đấu nối đường giao thông hiện hữu trước khi thực hiện thủ tục tách thửa đất.
Phần diện tích được sử dụng chung (đường giao thông, cấp thoát nước, đường điện) theo bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
c) Thửa đất có diện tích trên 2.000 m2
Người sử dụng đất phải thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (nếu có) và các quy định khác có liên quan đến đầu tư, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện thủ tục tách thửa đất.
4. Các khu vực dân cư hình thành mới đã ổn định, đã tách thửa phân lô theo quy hoạch thuộc các dự án xây dựng khu dân cư, đô thị mới thì không được phép tiếp tục tách thửa đất.
5. Đối với khu đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi đất ở và đất nông nghiệp mà đất nông nghiệp này nằm trong quy hoạch hành lang công trình công cộng, Nhà nước chưa ban hành quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch nếu người sử dụng đất thực hiện tách thửa đối với đất ở thì phải thực hiện đúng theo quy định về diện tích tách thửa đối với phần đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch hành lang công trình công cộng thì không bị điều chỉnh theo quy định về diện tích tách thửa đất nông nghiệp.
III. Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất nông nghiệp
1. Diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành sau khi tách thửa
a) Tại các phường: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 300 m2 (Ba trăm mét vuông);
b) Tại các thị trấn: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 500 m2 (Năm trăm mét vuông);
c) Tại các xã: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 1.000 m2 (Một ngàn mét vuông);
d) Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là đất ở thì được tách thửa theo loại đất ở.
2. Việc tách thửa đất nông nghiệp chỉ áp dụng đối với các trường hợp khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai.
3. Trường hợp tách một phần diện tích của thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, thửa đất xin chuyển mục đích phải đảm bảo các điều kiện chuyển mục đích theo quy định pháp luật về đất đai, xây dựng; diện tích tối thiểu, kích thước, điều kiện cụ thể thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo theo quy định diện tích tách thửa đất ở và việc tách thửa đất phải phù hợp với một trong các điều kiện sau:
a) Trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc khu dân cư hoặc khu vực quy hoạch phát triển khu dân cư, có diện tích nhỏ hơn 500 m2 (Năm trăm mét vuông) nếu được tách thửa để chuyển mục đích sang đất ở thì diện tích thửa đất nông nghiệp còn lại phải lớn hơn diện tích tối thiểu so với thửa đất ở quy định. Trường hợp thửa đất nông nghiệp còn lại có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu so với thửa đất ở thì người sử dụng đất phải chuyển mục đích toàn bộ diện tích thửa đất;
b) Trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc khu dân cư hoặc khu vực quy hoạch phát triển khu dân cư, có diện tích lớn hơn 500 m2 (năm trăm mét vuông) nếu được tách thửa để chuyển mục đích 01 (một) thửa, thửa đất nông nghiệp còn lại được tồn tại theo hiện trạng. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất thì phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tách thửa theo bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được phê duyệt;
IV. Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở)
Trường hợp tách thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) phải lập dự án đầu tư thì việc tách thửa đất được thực hiện theo dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất đai.
Trường hợp tách thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) không phải lập dự án đầu tư: Việc tách thửa đất phải đảm bảo phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Đồng thời việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất đai về thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
V. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật đất đai qua tổng đài tại Tây Ninh
– Dịch vụ tách thửa đất tại Tây Ninh
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Tây Ninh
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Tây Ninh.