Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Quảng Trị mới nhất. Tư vấn thủ tục tách thửa đất tại: Đông Hà, Cam Lộ, Cồn Cỏ, Vĩnh Linh,...
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Quảng Trị theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là tỉnh có Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Bắc – Nam Việt Nam. Là một tỉnh thành huyết mạch nối giữa các tỉnh Miền Trung và phía Tây Nguyên, Nam Bộ, nơi đây cũng đang có nhiều dự án bất động sản phát triển. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ các quy định của luật về đất đai Quảng Trị là một điều cần thiết. Sau đây, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Quảng Trị mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ngày 26 tháng 12 năm 2017;
Theo Điều 5 Quyết định 39/2017/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Quảng Trị như sau:
1. Diện tích tối thiểu của thửa đất được tách thửa và các trường hợp không được tách thửa:
– Diện tích tối thiểu thửa đất được tách thửa.
– Thửa đất mới hình thành hay diện tích tối thiểu của thửa đất được tách thửa hoặc thửa đất còn lại, sau khi tách thửa (đã trừ hành lang bảo vệ các công trình công cộng) phải có lối đi theo quy định của Bộ Luật dân sự (trừ đất nông nghiệp) và đảm bảo mức tối thiểu sau đây:
+ Đối với đất ở:
- Khu vực đô thị là 36,0 m2, có chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 4,0 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 9,0 m.
- Khu vực nông thôn là 45,0 m2, có chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 5,0 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 9,0 m.
- Diện tích thửa đất ở tối thiểu áp dụng tại điểm này không bao gồm diện tích đất vườn, ao liên thửa trong cùng thửa đất chưa được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa không đủ diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa thì người sử dụng đất phải thực hiện hiện chuyển mục đích sử dụng đất mới được tách thửa.
+ Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân là 24 m2, có kích thước một chiều tối thiểu là 3,0 m, còn chiều còn lại tối thiểu là 8,0 m.
- Đối với tổ chức thì căn cứ theo dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc dự án sản xuất kinh doanh được chấp thuận.
+ Các loại đất còn lại: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp thửa đất có hình dạng đặc thù, nếu trong phạm vi thửa đất đó khi dựng một hình đại diện có 4 cạnh mà thỏa mãn điều kiện về diện tích, kích thước cạnh tối thiểu thì được lập thành thửa mới.
+ Trường hợp người sử dụng đất tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất, nếu các thửa đất sau khi tách thửa mà vẫn của một chủ sử dụng đất thì việc phân vị trí, loại đường không thay đổi so với vị trí, loại đường trước đó.
2. Không được tách thửa trong các trường hợp sau đây:
– Thửa đất mới hình thành hoặc thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều này;
– Thửa đất mới hình thành sau khi tách thửa có hình thể phi thực tế;
– Đất thuộc phạm vi quy hoạch thực hiện dự án mà đã có dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Đất thuộc phạm vi quy hoạch thực hiện dự án mà đã có trong danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được HĐND tỉnh thông qua hoặc được Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận hoặc thuộc phạm vi khu vực thực hiện dự án đầu tư đã có
– Đất ở thuộc dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
– Đất ở đô thị thuộc khu vực quy hoạch chi tiết phân lô được phê duyệt để giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá hoặc không đấu giá từ sau ngày 16/01/2014 (ngày Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị có hiệu lực). Quy định này không áp dụng đối với trường hợp giao đất tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại Điều 61, 62 của Luật Đất đai 2013.
– Các khu vực đã có quy định phải bảo vệ, bảo tồn;
– Các thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật;
3. Không áp dụng quy định diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án của Tòa án đã có hiệu lực thi hành hoặc phân chia quyền sử dụng đất do nhận thừa kế theo quy định của Pháp luật.
– Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ thửa đất mà thửa đất đó đã được đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Diện tích đất còn lại do Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Đất trong trường hợp được tặng, cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa và diện tích còn lại sau khi hiến tặng cho Nhà nước;
– Các trường hợp bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 và Nghị định
– Thửa đất đang sử dụng hình thành từ trước ngày 14/3/2005 (ngày ban hành Quyết định số 417/QĐ-UBND về việc quy định hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị);
– Trường hợp tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu để đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 điều này.
4. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật đất đai qua tổng đài tại Quảng Trị
– Dịch vụ tách thửa đất tại Quảng Trị
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Quảng Trị
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Quảng Trị .