Điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Yên Bái mới nhất. Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ tại: Nghĩa Lộ, Lục Yên, Văn Chấn, Yên Bình,....
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Yên Bái theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn là bộ ba tỉnh thành tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài. Đơn giản chỉ là các hộ dân sinh sống lâu đời, mua bán giấy tờ viết tay, mua một phần, bán một phần nhưng giờ căn cứ không rõ ràng, cấp sổ đỏ chồng lấn dẫn đến tranh chấp. Đất đai ở Yên Bái leo giá khá nhanh khi ở đây phát triển du lịch, kinh tế nông – lâm. Vậy, cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi tách thửa? Sau đây, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Yên Bái mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 05 tháng 10 năm 2017
Theo Điều 10, 11,12 Quyết định 19/2017/QĐ-UBND của UNND tỉnh Yên Bái quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Yên Bái như sau:
1. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở
– Diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa như sau:
+ Đối với thửa đất ở tại các phường và các thị trấn: Diện tích không nhỏ hơn 40 m2, kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 3,5 m;
+ Đối với thửa đất ở tại các xã: Diện tích không nhỏ hơn 60 m2, kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m.
– Không áp dụng các quy định trên trong các trường hợp sau đây:
+ Thửa đất tách ra để hợp thửa với thửa đất khác liền kề mà diện tích, kích thước sau khi hợp thửa bằng hoặc lớn hơn diện tích, kích thước tối thiểu và việc hợp thửa được thực hiện đồng thời với việc tách thửa theo quy định;
+ Tách thửa để hiến tặng đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và hiến tặng đất xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa mà không yêu cầu bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Các thửa đất ở đang sử dụng có diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo các quy định trên được hình thành từ trước ngày 27/9/2014 (ngày Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai và Nghị định số
– Không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:
+ Các thửa đất thuộc khu vực đã có
+ Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
2. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
– Diện tích tối thiểu của thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa như sau:
+ Đối với các thửa đất tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 80 m2. Kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m;
+ Đối với các thửa đất tại các xã: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 100m2. Kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m.
– Không áp dụng quy định trên trong các trường hợp sau đây:
+ Thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định trên mà đã sử dụng từ trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
+ Thửa đất được tách theo các Quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp
– Đối với đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản như sau:
+ Các thửa đất tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 100 m2;
+ Các thửa đất tại các xã: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 200 m2.
– Đối với đất trồng lúa như sau:
+ Các thửa đất tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 150 m2;
+ Các thửa đất tại các xã của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 100 m2;
+ Các thửa đất tại các xã còn lại: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 200 m2.
– Đối với đất rừng sản xuất như sau:
+ Các thửa đất tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2;
+ Các thửa đất tại các xã: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 2.000 m2.
– Không áp dụng quy định tại các quy định trên trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với thửa đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở;
+ Người sử dụng đất xin tách thửa đất nông nghiệp thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng việc tách thửa thực hiện đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa;
+ Các thửa đất nông nghiệp đang sử dụng có diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu tách thửa mà đã sử dụng từ trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
+ Thửa đất nông nghiệp được hình thành khi thực hiện chuyển mục đích một phần diện tích thửa đất sang đất phi nông nghiệp;
+ Diện tích còn lại của thửa đất nông nghiệp sau khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Trường hợp diện tích thửa đất còn lại sau khi có quyết định thu hồi đất nhỏ hơn 100 m2 mà người sử dụng đất có đề nghị thu hồi đất thì được cơ quan Nhà nước thu hồ
4. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật đất đai qua tổng đài tại Yên Bái
– Dịch vụ tách thửa đất tại Yên Bái
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Yên Bái
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Yên Bái.