Việc thu thập tài liệu, chứng cứ là nhiệm vụ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ cần phải có thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ.
Mục lục bài viết
1. Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ là gì?
Chứng cứ khi xuất hiện sẽ tồn tại trong thế giới vật chất. Trên thực tế, chứng cứ, tài liệu trong pháp luật tố tụng dân sự đều có những điểm chung và vừa có tính lý luận sâu sắc, vừa có tính thực tiễn rất cao. Các chứng cứ và tài liệu của vụ án luôn tồn tại khách quan, được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Không những thế, chứng cứ, tài liệu là cơ sở quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ án. Chứng cứ xuất hiện trong bất cứ một vục việc dân sự nào.
Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ. Mẫu nêu rõ thông tin về hồ sơ vụ án dân sự, thông tin về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nội dung thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ,… Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ:
Mẫu số 14-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)
___________
Số:……/TB-TA (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
…………, ngày…… tháng …… năm ……
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC THU THẬP ĐƯỢC TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………
Căn cứ vào khoản 5 Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số …../…/ TLST -…ngày….tháng….năm…
Về (3)………………..giữa
Nguyên đơn: (4)
Bị đơn:(5)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(6)
THÔNG BÁO:
1. Tòa án nhân dân………………….đã thu thập được tài liệu, chứng cứ(7)
2. Thông báo cho:(8)…………biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô trống ghi số thông báo (ví dụ: Số: 01/TB-TA).
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang giải quyết.
(4), (5) và (6) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của từng đương sự.
(7) Ghi đầy đủ tên tài liệu, chứng cứ Tòa án đã thu thập được.
(8) Ghi họ tên các đương sự.
4. Một số quy định về chứng cứ:
4.1. Chứng cứ là gì?
Theo Điều 93
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì phải có thật trong thực tế và được các đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong vụ án dân sự giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
4.2. Nguồn tài liệu được xem là chứng cứ:
Theo Điều 94
– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là chứng cứ.
+ Các loại tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
+ Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu các loại tài liệu này được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
+ Trong đó ta hiểu rằng thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Vật chứng được xem là chứng cứ. Cần lưu ý rằng vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được xem là chứng cứ. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
– Kết luận giám định được xem là chứng cứ. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định của pháp luật.
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được xem là chứng cứ. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản được xem là chứng cứ. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập được xem là chứng cứ. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Văn bản công chứng, chứng thực được xem là chứng cứ. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xem là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Không phải bất kỳ nguồn chứng cứ nào cũng được xác định là chứng cứ mà các nguồn chứng cứ phải đáp ứng được các điều kiện mà Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung thêm một nguồn chứng chứng cứ vô cùng quan trọng đó là văn bản công chứng, chứng thực mà trước đây chưa được coi là nguồn chứng cứ chính thức mà thường phải xác định thông qua các nguồn chứng cứ khác. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng đã loại bỏ nguồn chứng cứ cũ đó là tập quán. Đây là một quy định mà trước đây đã gây rất nhiều tranh cãi.
4.3. Đặc điểm của chứng cứ:
Từ xưa đến nay, chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định, chứng cứ còn là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, chính bởi vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo đầy đủ ba yếu tố cơ bản như sau, cụ thể là:
– Thứ nhất: Chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan: chứng cứ không được phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Con người không được tạo ra chứng cứ theo ý muốn của mình.
– Thứ hai: Chứng cứ phải đảm bảo tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc dân sự cần giải quyết.
– Thứ ba: Chứng cứ phải đảm bảo tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định.