Trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt xong mới phát hiện ra sai sót trong quá trình lập biên bản vi phạm hành chính với các lý do khác nhau dẫn đến quyết định xử phạt vi phạm có nhiều sai sót, trong trương hợp này thì đính chính quyết định xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định đính chính quyết định xử phạt VPHC là gì?
Quyết định đính chính quyết định xử phạt VPHC là quyết định với các nội dung và thông tin về việc ban hành quyết định xử phạt xong rồi mới phát hiện có sai sót trong quá trình lập
2. Quyết định đính chính quyết định xử phạt VPHC:
Mẫu quyết định số 39
CƠ QUAN (1) _________ Số: …./QĐ-ĐC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (2) …………, ngày…. tháng …. năm….. |
QUYẾT ĐỊNH
Đính chính quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính*
____________
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ khoản 3 Điều 18
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GQ<XP/CC/TG>(*) (4) ngày…./…./…. về việc giao quyền <xử phạt vi phạm hành chính/cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/tạm giữ người theo thủ tục hành chính>(*)(5) (nếu có);
Xét đề nghị của (6) ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Đính chính Quyết định số:(7) …./QĐ-(8)…. ngày …/…./…. của (9) ……….. (10) ……….
2. Lý do đính chính Quyết định số:(7) …./QĐ-(8)….:(11)
3. Nội dung đính chính Quyết định số:(7) …./QĐ-(8)….:(12)
<Điểm… khoản…. Điều….>(*) đã viết là: ………………..
Nay sửa lại là: …………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ……………….. (13)
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(14) …………. là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) có liên quan đến quyết định được đính chính tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
a) <Ông (bà)/Tổ chức>(*) (15) ……………………………………… có liên quan đến quyết định được đính chính tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này. Nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
b) <Ông (bà)/Tổ chức>(*) (15) ……………….. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (16) ……………… để thu tiền phạt (nếu có).
3. Gửi cho (17) …………….. để biết và phối hợp thực hiện (nếu có).
4. Gửi cho(18) …………….. để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (19) (Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên) |
<In ở mặt sau>(**) Quyết định đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) có liên quan đến quyết định được đính chính vào hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./……
NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn làm Quyết định đính chính quyết định xử phạt VPHC:
Mẫu này được sử dụng để ra quyết định đính chính các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức có liên quan đến quyết định được đính chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «XP»;
– Trường hợp giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «CC»;
– Trường hợp giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «TG».
(5) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «xử phạt vi phạm hành chính».
– Trường hợp giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính».
– Trường hợp giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «tạm giữ người theo thủ tục hành chính».
(6) Ghi chức vụ của người đứng đầu bộ phận tham mưu cho người có thẩm quyền ra quyết định.
(7) Ghi cụ thể số của quyết định được đính chính theo từng trường hợp.
(8) Ghi cụ thể ký hiệu (chữ viết tắt) và ngày tháng năm ban hành của quyết định được đính chính theo từng trường hợp.
(9) Ghi chức danh và tên cơ quan của người đã ra quyết định được đính chính theo từng trường hợp.
(10) Ghi tên của quyết định được đính chính theo từng trường hợp.
(11) Ghi cụ thể lý do đính chính quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số: …./2021/NĐ-CP ngày …/…/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(12) Ghi cụ thể nội dung, điểm, khoản, điều trong quyết định được đính chính và nội dung đính chính.
(13) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp thông thường thì ghi: “ngày ký”.
– Trường hợp khác thì ghi cụ thể: “ngày, tháng, năm” (là một thời điểm cụ thể sau ngày ký quyết định).
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức có liên quan đến quyết định được đính chính.
(15) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có liên quan đến quyết định được đính chính.
(16) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.
(17) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức khác có liên quan để biết và phối hợp thực hiện (nếu có).
(18) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có hách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.
(19) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
4. Một số quy định của pháp luật về đính chính quyết định xử phạt VPHC:
4.1. Quy định xử lý đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót:
Căn cứ tại khoản 3 điều 18
3.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Theo đó chủ thể có thẩm quyền việc xử lý quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót bao gồm Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành
4.2. Sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP bổ sung quy định chi tiết về tiêu chí để thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót; thời hạn thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; hiệu lực thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; thẩm quyền đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới ….như sau:
– Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định.
– Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được đính chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.
– Khi phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính tự mình hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đó có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định.
– Quyết định sửa đổi, bổ sung, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là những văn bản gắn liền với quyết định về xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành và được lưu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy có 2 căn cứ để ban hành quyết định sửa đổi, và quyết định bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót đều là có sự ảnh hưởng nhất định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định. Trong các Trường hợp đính chính chỉ áp dụng đối với sai sót về kỹ thuật nhưng không ảnh hưởng về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính. đối vơi Thẩm quyền thực hiện là người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định. và Quyết định sửa đổi, bổ sung, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là một thành phần gắn liền với hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
4.3 Hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính:
– Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp (Tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm; giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm).
– Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định; Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó , nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới đối với Các trường hợp có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, và các thủ tục xử lý vi phạm hành chính; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc trường hợp pháp luật quy định không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.