Xuất phát từ nhiều lý do mà trong một số trường hợp cơ quan thi hành án có quyền từ chối nhận yêu cầu thi hành án và phải ra thông báo từ chối. Vậy, Mẫu thông báo từ chối nhận yêu cầu thi hành án có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thông báo từ chối nhận yêu cầu thi hành án là gì?
Thi hành án dân sự là hoạt động hành chính – tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định để đưa bản án, quyết định của
Yêu cầu thi hành án dân sự là hoạt động của đương sự đề nghị cơ quan thi hành án dân sự thi hành bản án, quyết định của
Yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; Ngày, tháng, năm làm đơn; Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung như đơn yêu cầu, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
Đây là nội dung được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 31 Luật thi hành án dân sự, là cơ sở pháp lý quan trọng để đương sự thực hiện quyền của mình triệt để và hiệu quả.
Thông báo từ chối nhận nhận yêu cầu thi hành án là trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, nhằm giúp người yêu cầu nắm bắt được thông tin và tùy thuộc vào lý do để khắc phục và tiếp tục yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
Trước khi ra thông báo từ chối nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án phải xem xét và đánh giá, lý do từ chối nhận yêu cầu thi hành án được quy định tại Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn, cụ thể:
Trường hợp 1: Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án tức là người yêu cầu không phải là người được thi hành án, người phải thi hành án hoặc không phải là người được các chủ thể này ủy quyền bằng văn bản.
Nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định là những nội dung không được thể hiện trong bản án, quyết định, và cũng không được cơ quan tài phán này quyết định hay khẳng định.
Bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự: đó là trong trường hợp bản án, quyết định không xác định rõ khoản phải thi hành hoặc không xác định rõ người phải thi hành án, trừ các trường hợp:
– Giao quyền sở hữu, sử dụng, quản lý tài sản mà tại thời điểm yêu cầu thi hành án, người được thi hành án không được trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;
– Giao quyền nuôi dưỡng người chưa thành niên mà tại thời điểm yêu cầu thi hành án, người được thi hành án không được trực tiếp nuôi dưỡng;
– Giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động cho người được thi hành án không trực tiếp nuôi dưỡng
Trường hợp 2: Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án
Để xác định thẩm quyền của cơ quan thi hành án phải căn cứ vào Điều 35 Luật thi hành án dân sự, tức là tùy thuộc vào bản án, quyết định dân sự của Tòa án để xác định thẩm quyền thi hành án thuộc về cơ quan thi hành án cấp huyện, cấp tỉnh hay quân khu và việc cơ quan thi hành án từ chối nhận yêu cầu không làm mất đi quyền yêu cầu thi hành án của người yêu cầu.
Trường hợp 3: Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án là khoảng thời gian do pháp luật ấn định mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án.
Thời hiệu thi hành án được quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án, cụ thể:
Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Như vậy, 05 năm là thời hạn chung được quy định, chỉ khác nhau ở thời điểm bắt đầu tính thời hạn và nếu vượt quá 05 năm đó mà không vì trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khảng kháng thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền từ chối nhận yêu cầu thi hành án dân sự.
2. Mẫu Thông báo từ chối nhận yêu cầu thi hành án:
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: /TB-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày ….. tháng ……. năm ……
THÔNG BÁO
(Về việc từ chối nhận yêu cầu thi hành án)
Kính gửi: ………
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……..;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……….…… ngày ….. tháng……. năm ………. của Tòa án
……
Căn cứ yêu cầu thi hành án của ông (bà): ………
Địa chỉ: ……………..
Sau khi xem xét nội dung yêu cầu và các tài liệu gửi kèm theo, Phòng Thi hành án ……… nhận thấy (lý do: Từ chối nhận yêu cầu thi hành án)
……………
Vậy báo để ông (bà) …………….. biết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cục THA/BQP;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu thông báo từ chối nhận yêu cầu thi hành án:
Mẫu thông báo từ chối nhận yêu cầu thi hành án có nội dung khá đơn giản, người lập thông báo cần ghi như sau:
– Ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn. Ví dụ, Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm ….
– Kính gửi: Ông/bà, Anh/chị và tên của người yêu cầu, ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A.
– Căn cứ vào điều khoản nào của Luật thi hành án dân sự (đây thường là căn cứ từ chối nhận yêu cầu thi hành án)
– Căn cứ bản án, quyết định,…:Thông tin này được ghi theo nội dung bản án đã được giao.
– Địa chỉ của người yêu cầu thi hành án: là địa chỉ nơi người đó cư trú.
– Lí do từ chối nhận yêu cầu thi hành án: phải là lí do theo quy định của pháp luật.
– Cuối thông báo, trưởng phòng thi hành án ký và ghi rõ họ tên.
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014
Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi
Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội