Việc ban hành các quy định về phúc thẩm vụ án hành chính đã giúp các chủ thể bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự công bằng, khách quan và minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong quá trình phúc thẩm vụ án hành chính cần có mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính.
Mục lục bài viết
1. Biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính là gì?
Bản án phúc thẩm là một hình thức mẫu để
Từ trước đến nay, đại đa số chúng ta vẫn biết đến và sử dụng thuật ngữ kháng cáo, tuy nhiên đa phần các chủ thể lại chưa hiểu rõ về khái niệm kháng cáo và các thủ tục của nó. Hoạt động xét xử của cấp phúc thẩm giúp sửa chữa những sai lầm trong việc giải quyết các vụ án của tòa án cấp sơ thẩm qua đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của cá nhân. Khi có yêu cầu kháng cáo của các cá nhân, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định đối với yêu cầu đó. Biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được sử dụng phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống.
Mẫu số 45-HC: Biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính là mẫu biên bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để ghi chép lại nội dung của biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính. Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung của phiên tòa, thông tin những người tham gia tiến hành tố tụng, thông tin những người tham gia tố tụng,… Mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thứ ký ghi biên bản phiên tòa và thẩm phán – chủ tọa phiên tào cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) để biên bản có giá trị.
2. Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính:
Mẫu số 45-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BIÊN BẢN
PHIÊN TÒA PHÚC THẨM
Vào hồi …..giờ…..phút, ngày…..tháng…..năm….
Tại: (2) ….
Tòa án nhân dân ………..
Mở phiên tòa để xét xử phúc thẩm vụ án hành chính thụ lý số…/…/TLPT-HC
ngày….. tháng….. năm…… về (3) …..
Vụ án được xét xử (4) …….
I. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa: Ông (Bà): ….
Các Thẩm phán: Ông (Bà): ….
Ông (Bà): ..
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) ………… (5).
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân: …….. tham gia phiên tòa (nếu có).
Ông (Bà)……… Kiểm sát viên.
II. Những người tham gia tố tụng: (6)……
III. Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa:
1. Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt. (7)
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự; phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; yêu cầu người phiên dịch cam kết đúng nội dung của phiên dịch, người giám định cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác và yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
4. Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên thành viên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
5. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có đề nghị thay đổi ai không? (8)
6. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên (nếu có) xem có ai cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới tại phiên tòa hay không?
Một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Chủ tọa phiên tòa hỏi về các vấn đề theo quy định tại khoản 3 Điều 233 của Luật tố tụng hành chính như sau: (ghi các câu hỏi và trả lời, quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm).
V. Phần tranh tụng tại phiên tòa:
1. Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa: (9)……..
2. Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa: (10)…..
3. Tranh luận tại phiên tòa: (11) ……
4. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa: …
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
Hội đồng xét xử vào phòng xử án và tuyên án: (12)
Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng: (13)……..
Phiên tòa kết thúc vào hồi …….giờ……phút, ngày……tháng…..năm….
THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính:
(1) Ghi tên Tòa án xét xử cấp phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định,… ); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Tóa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa,…; hoặc: Tại Hội trường Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội).
(3) Ghi “trích yếu” vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại”).
(4) Ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.
(5) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).
(6) Ghi những người tham gia phiên tòa phúc thẩm quy định tại Điều 264 của Luật tố tụng hành chính. Đối với trường hợp là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ. Trường hợp là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Nếu có mặt tại phiên tòa, thì ghi “có mặt” nếu vắng mặt tại phiên tòa, thì ghi “vắng mặt”. Nếu người kháng cáo là người được ủy quyền thì ghi họ tên của người được ủy quyền và ghi rõ đại diện theo ủy quyền của ai theo
(7) Cần ghi rõ trường hợp khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa (mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa), thì Chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị, thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu không chấp nhận, thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.
(8) Ghi việc trả lời của những người được hỏi. Nếu có người có đề nghị hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết định giải quyết của Hội đồng xét xử.
(9) Ghi trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, Kiểm sát viên về các vấn đề quy định tại Điều 176 của Luật tố tụng hành chính.
(10) Ghi các câu hỏi và trả lời của các đương sự theo thứ tự quy định tại Điều 117 Luật tố tụng hành chính, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
(11) Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ý kiến của Viện kiểm sát (nếu có).
(12) Nếu sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên án, thì tiếp đó ghi: “Hội đồng xét xử tuyên án theo bản án gốc đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án” (Không phải ghi phần quyết định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác, thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử (ví dụ: Quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận).
(13) Ghi tư cách tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng và họ tên của người yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Tiếp theo ghi những vấn đề được ghi trong biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu, thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó người có yêu cầu phải ký xác nhận.
Cần lưu ý rằng: Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, thì khi kết thúc mỗi ngày cần ghi: “Hội đồng xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên tòa cần ghi: “Ngày… tháng… năm… Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa”.