Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, do đó, Nhà nước luôn có sự quan tâm trong việc khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội và bộ phận thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình khai thác, phát triển này.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia BHXH là gì?
Trước khi đi vào giải thích khái niệm “báo cáo tình tình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội”, tác giả sẽ nêu rõ các vấn đề liên quan như sau:
Thứ nhất, bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại: bảo hiểm xã hội bắt buộc- là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia và bảo hiểm xã hội tự nguyện- là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Nếu như bảo hiểm xã hội mang tính chất bắt buộc, nếu không đóng thì được xem là hành vi vi phạm thì bảo hiểm xã hội tự nguyện lại mang tính chất khuyến khích và có nhiều cơ chế nới lỏng hơn.
Thứ hai, đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội?
Đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Đây là những đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc các đối tượng trên.
Báo cáo tình tình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội
Thuật ngữ “khai thác”, “phát triển” ở đây được hiểu về quy mô, số lượng và tiềm năng gia tăng của các đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội (cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện).
Báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội là văn bản do Phòng/Tổ khai thác và thu nợ lập với nội dung cơ bản là báo cáo về tình hình đã diễn ra hoặc hiện tại về thay đổi số lượng đơn vị, người lao động trên địa bàn.
Mục đích: tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH để xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc đơn vị đóng BHXH cho người lao động theo quy định.
Báo cáo tình hình khái thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội do Phòng /Tổ khai thác và thu nợ có trách nhiệm lập. Thời gian lập: hằng năm.
Căn cứ lập báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng, đợn vị tham gia bảo hiểm xã hội là:
– Dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, kế hoạch – đầu tư);
– Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;
– Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;
– Các nguồn khác.
Để nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cơ quan bảo hiểm xã hội cần phân loại đối tượng tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện (theo độ tuổi, giới tính, công việc và thu nhập, …), trên cơ sở đó phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức, đại lý thu tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia mới. Chú trọng vận động, đôn đốc người tham gia BHXH tự nguyện.
2. Mẫu báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia BHXH:
BHXH VIỆT NAM
BHXH TỈNH, ……..
Mẫu D04k-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)
BÁO CÁO
(Tình hình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Năm…)
I. Thuận lợi, khó khăn
1. Tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn
2. Tình hình các doanh nghiệp
3. Cơ quan BHXH và các cơ quan nhà nước liên quan
II. Kết quả
TT | Loại hình đơn vị | Đơn vị | Lao động | |||||||
Số đơn vị trong địa bàn | Số đơn vị đang tham gia BHXH | Số đơn vị tăng mới | Số đơn vị còn phải khai thác | Số lao động thực tế trong địa bàn | Số lao động đang tham gia BHXH | Số lao động tăng mới | ||||
Tổng số | Tr. Đó: chuyển từ tỉnh khác đến | Tổng số | Tr. Đó: chuyển từ tỉnh khác đến | |||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1 | Doanh nghiệp nhà nước | |||||||||
2 | Doanh nghiệp có vốn ĐTNN | |||||||||
3 | Doanh nghiệp ngoài QD | |||||||||
4 | Hợp tác xã | |||||||||
5 | Ngoài công lập | |||||||||
6 | Hộ kinh doanh cá thể | |||||||||
7 | Khác | |||||||||
Cộng |
III. Tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp
IV. Kiến nghị, đề xuất
1. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
2. BHXH Việt Nam
Ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia BHXH:
– Mục I: Nêu thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân trong triển khai thực hiện khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN ảnh hưởng từ tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn, doanh nghiệp và từ phía cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ quan BHXH.
– Mục II: Nêu kết quả thực hiện.
– Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.
– Cột B: ghi loại hình đơn vị.
– Cột 1: ghi tổng số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn theo từng loại hình đơn vị (bao gồm cả đơn vị đã tham gia và chưa tham gia BHXH, BHYT).
– Cột 2: ghi số đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn do cơ quan BHXH đang quản lý.
– Cột 3: ghi tổng số đơn vị tăng mới trong năm.
– Cột 4: ghi số đơn vị tăng mới do chuyển từ tỉnh, thành phố khác đến.
– Cột 5: ghi tổng số đơn vị còn phải khai thác trên địa bàn
– Cột 6: ghi tổng số người lao động đang làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn theo từng loại hình đơn vị (bao gồm cả người lao động đã tham gia và chưa tham gia BHXH, BHYT).
– Cột 7: ghi số người lao động đang tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn do cơ quan BHXH đang quản lý.
– Cột 8: ghi tổng số người lao động tăng mới trong năm.
– Cột 9: ghi số người lao động tăng mới từ tỉnh, thành phố khác đến.
– Mục III: ghi tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp khai thác, phát triển đối tượng.
– Mục IV: ghi kiến nghị đề xuất.
Cơ sở pháp lý:
Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế