Trong quá trình tham gia trợ giúp pháp lý nếu nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý trước đó có những sai sót và cần phải thay đổi thì các chủ thể cần làm đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là gì?
Trong thời gian qua, trợ giúp pháp lý nói chung và vai trò của Trợ giúp viên pháp lý nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm và có những văn bản pháp luật, chính sách quy định cụ thể. Các quy định về trợ giúp viên pháp lý cần ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn để từ đó góp phần nâng cao vai trò của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bào chữa cho bị cáo thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý. Trong quá trình trợ giúp pháp lý có rất nhiều mẫu biên bản được Nhà nước ta lập ra. Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là một trong số đố và được sử dụng phổ biến trong thực tế.
Mẫu TP-TGPL-04: Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là mẫu đơn được lập ra đề nghị được tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gửi tới Sở Tư pháp về việc đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Mẫu nêu rõ thông tin tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thông tin giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, nội dung thay đổi,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản đại diện tổ chức đăng ký cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có giá trị.
2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:
TP-TGPL-04 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY ĐĂNG KÝ
THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)…
1. Tên tổ chức (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa): ……..
Tên giao dịch (nếu có):….
Địa chỉ trụ sở:….
Điện thoại:…….. Fax:…….. Email:……….
2. Đại diện theo pháp luật là ông (bà) (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa):……. .
Chức danh:……….
Điện thoại:… Fax:………….. Email:………….
3. Đã được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý số: .. ngày:…
4. Nay đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý như sau (chỉ ghi những nội dung đề nghị thay đổi):
– Người được trợ giúp pháp lý:……..
– Hình thức trợ giúp pháp lý:….
– Lĩnh vực trợ giúp pháp lý:…….
– Phạm vi trợ giúp pháp lý:….
– Các nội dung khác (nội dung mục 1, 2, 3 của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý): …
….., ngày ……. tháng …… năm ………. Đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
3. Một số quy định về trợ giúp pháp lý:
3.1. Trợ giúp pháp lý là gì?
Theo Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý 2017 đã đưa ra định nghĩa về trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản trợ giúp pháp lý là việc người tham gia trợ giúp pháp lý cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
3.2. Đối tượng được trợ giúp pháp lý:
– Người có công với cách mạng, bao gồm những đối tượng cụ thể sau đây:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được trợ giúp pháp lý.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được trợ giúp pháp lý.
+ Liệt sĩ; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh được trợ giúp pháp lý.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng được trợ giúp pháp lý.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được sẽ trợ giúp pháp lý.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được sẽ trợ giúp pháp lý.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được trợ giúp pháp lý sẽ được trợ giúp pháp lý.
– Người thuộc hộ nghèo sẽ được trợ giúp pháp lý.
– Trẻ em được sẽ trợ giúp pháp lý.
– Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được trợ giúp pháp lý.
– Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ được trợ giúp pháp lý.
– Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo sẽ được trợ giúp pháp lý.
– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Thứ nhất: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Thứ hai: Người nhiễm chất độc da cam sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Thứ ba: Người cao tuổi sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Thứ tư: Người khuyết tật sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Thứ năm: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Thứ sáu: Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Thứ bảy: Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người sẽ được trợ giúp pháp lý.
+ Thứ tám: Người bị nhiễm HIV sẽ được trợ giúp pháp lý.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý:
Người được trợ giúp pháp lý có những quyền sau đây:
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền được yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền được lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp.
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền được thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.
Người được trợ giúp pháp lý có những nghĩa vụ sau đây:
– Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
– Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
– Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
– Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
3.4. Lĩnh vực trợ giúp pháp lý:
Trợ giúp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật trừ lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
3.5. Hồ sơ thủ tục trợ giúp pháp lý:
Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người có nhu cầu được trợ giúp pháp lý cần nộp một bộ hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Hồ sơ gồm có các giấy tờ, hồ sơ sau đây:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý.
+ Các giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
+ Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có).
3.6. Các hành vi bị nghiêm cấm khi trợ giúp pháp lý:
– Nghiêm cấm hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
– Nghiêm cấm hành vi cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Nghiêm cấm hành vi đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.