Khi các cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào quá trình trợ giúp pháp lý thì cần làm giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy, Mẫu Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:
- 3 4. Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý:
- 4 5. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý:
- 5 6. Quy định pháp luật về đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật:
1. Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là gì?
Thuật ngữ trợ giúp pháp lý ngày càng trở nên quen thuộc và có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào điều kiện về văn hóa, kinh tế mà sẽ đưa ra những khái niệm và quy định riêng về trợ giúp pháp lý. Tại Việt Nam vai trò của trợ giúp viên pháp lý luôn được Nhà nước quan tâm và có những chính sách quy định cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể này. Trong quá trình trợ giúp pháp lý có rất nhiều mẫu biên bản được Nhà nước ta lập ra. Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là một trong số đó và được các tổ chức sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Mẫu TP-TGPL-3: Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là mẫu giấy được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để các chủ thể đăng ký tham gia về việc trợ giúp pháp lý giữa tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý và người được trợ giúp pháp lý. Mẫu đăng ký phải nêu đầy đủ nội dung thông tin của hai bên là tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý và người được trợ giúp pháp lý, nội dung trợ giúp pháp lý,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thì giám đốc tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để biên bản có giá trị.
2. Mẫu giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:
UỶ BAN NHÂN DÂN… SỞ TƯ PHÁP Số: / | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
GIẤY ĐĂNG KÝ
THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Tên tổ chức (chữ in hoa) …
Tên giao dịch (nếu có): …
2. Địa chỉ:………
Điện thoại:……Fax:……….Email:…..
Đại diện theo pháp luật của tổ chức là:
Họ và tên (chữ in hoa): …….
Chức danh:……
Điện thoại:…….Fax:…….Email:………
4. Tham gia trợ giúp pháp lý với nội dung:
4.1. Người được trợ giúp pháp lý:………
4.2. Hình thức trợ giúp pháp lý:……
4.3. Lĩnh vực trợ giúp pháp lý:…..
4.4. Phạm vi trợ giúp pháp lý:………
…….., ngày…… tháng…… năm…… GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
* Thay đổi thông tin đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý[1]
Stt | Ngày, tháng, năm | Nội dung thay đổi | Xác nhận nội dung thay đổi (Ký tên, đóng dấu) |
| |||
|
[1] Trang sau của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
4. Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý:
Theo Điều 26 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 đã đưa ra quy định về phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý có nội dung cụ thể như sau:
– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp được quy định sau đây:
+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý với người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương.
+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý với vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương.
+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý với vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.
– Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng đã ký trước đó.
– Các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký của mình theo quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý.
5. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý:
Theo quy định của pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây:
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền thực hiện trợ giúp pháp lý.
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật.
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về tố tụng.
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý.
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
– Người thực hiện trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý còn có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
– Trợ giúp viên pháp lý có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công.
– Trợ giúp viên pháp lý có quyền được hưởng chế độ, chính sách theo quy định pháp luật và theo quy định tại cơ quan, tổ chức.
Cần lưu ý rằng đối với các chủ thể là luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật và theo quy định tại cơ quan, tổ chức.
6. Quy định pháp luật về đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật :
Trình tự đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật:
Theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của luật trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý thì việc ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư cần tuân theo trình tự nhất định.
Cụ thể như sau:
– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở Tư pháp đưa ra
– Sau đó, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật nộp hồ sơ đến nơi đã được thông báo.
– Tổ đánh giá tiến hành đánh giá hồ sơ qua hai bước sau đây:
+ Tổ đánh giá tiến hành đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ bao gồm: đơn xin gia nhập, thẻ luật sư, giới thiệu quá trình làm việc, tham gia các vụ án của luật sư, tổ chức tư vấn,…
+ Tổ đánh giá tiến hành đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý, sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100.
– Sau khi đánh giá hồ sơ, kết quả lựa chọn sẽ được thông báo đến từng đối tượng và tiến hành ký hợp đồng trong thời hạn là mười ngày kể từ ngày thông báo.
Hợp đồng được ký kết giữa các bên cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
– Đối tượng, phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
– Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng.
– Thời hạn của hợp đồng.
– Thù lao, chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng.
– Cơ chế giải quyết chanh chấp và trách nhiệm vi phạm hợp đồng.
Như vậy, theo các quy định cụ thể nêu trên, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật muốn tham gia trợ giúp pháp lý thì cần nộp hồ sơ và được lựa chọn theo trình tự quy định của pháp luật. Nhà nước ban hành quy định này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cho hoạt động trợ giúp pháp lý và thể hiện đúng ý nghĩa nhân văn của hoạt động trợ giúp pháp lý.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu TP-TGPL-3C.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp .
– Cơ quan phối hợp: không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
Lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tên, trụ sở, số điện thoại của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
– Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.