Việc các cá nhân, tổ chức vi phạm các nghĩa vụ về thuế và bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính cũng xảy ra rất phổ biến trên thực tế. Trong quá trình đó, mẫu quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế ra đời.
Mục lục bài viết
1. Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế là gì?
Khi phát hiện các hành vi vi phạm về thuế của các cá nhân, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi để thực hiện các biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong quá trình xử phạt cần có quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế để làm căn cứ xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm. Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế được sử dụng phổ biến và có những vai trò quan trọng trong thực tế.
Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Mẫu quyết định nêu rõ cá nhân tổ chức bị xử phạt, hình thức xử phạt. Mẫu quyết xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính về Thuế, Hóa đơn. Sau khi hoàn thành việc lập mẫu biên bản thì người ra quyết định cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để biên bản có giá trị.
2. Mẫu quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Mẫu số: 01/QĐ
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN RA
QUYẾT ĐỊNH
——-
Số: /QĐ-[2]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
[3], ngày tháng năm
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xử phạt vi phạm hành chính về[4] …
….[5]……
Căn cứ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …/2020/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
Căn cứ Quyết định số…/QĐ-… ngày… tháng… năm …. của……… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục Thuế/Chi cục Thuế;
Căn cứ
Căn cứ Biên bản Phiên giải trình trực tiếp số …/BB-GTTT lập ngày … tháng… năm …..(nếu có) hoặc văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số…/QĐ-GQXP ngày … tháng … năm …. (nếu có);
Theo đề nghị của[6]…….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với<ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:………. Giới tính: …………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………Quốc tịch:……..
Nghề nghiệp:….
Nơi ở hiện tại:…….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………; ngày cấp:…./…./…….. ; nơi cấp:……..
Mã số thuế (nếu có):…..
<1. Tên tổ chức vi phạm>:………
Địa chỉ trụ sở chính:……
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:……..
Ngày cấp:…./…./………; nơi cấp:…………….
Mã số thuế:….Người đại diện theo pháp luật:[7]……….. Giới tính: ……
Chức danh:….
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:[8]……………
3. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại:[9]…………..
4. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:[10]…………….
a) Các tình tiết giảm nhẹ:…………
b) Các tình tiết tăng nặng:………
5. Các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm (nếu có):……..
6. Bị áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính:……
Mức phạt:[11]……….
(Bằng chữ)……………
b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):…
c) Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):…………
– Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước:[12] ….
(Bằng chữ)……..
– Tiền chậm nộp tiền thuế (nếu có):…………
(Bằng chữ)……….
Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày….. Ông(bà)/Tổ chức[13] ……… có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày …… đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định.
– Giảm lỗ số tiền (nếu có):……….
– Giảm khấu trừ (nếu có)…….
– Biện pháp khắc phục hậu quả khác (nếu có):……..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày………tháng……năm….
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)[14]… là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Trong thời hạn … ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này, ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số:[15] ……tại [16]
Nếu quá thời hạn nêu trên mà ông (bà)/tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.
Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho ….[16] để thu tiền phạt.
3. Gửi cho ……. [17] để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– ……
– Lưu: …
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[18]
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi xử phạt vi phạm hành chính.
[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế.
[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt không phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì không ghi vào chỉ tiêu này.
[6] Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “Tôi: ………Chức vụ: ……”.
[7] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
[8] Mô tả hành vi vi phạm, nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
[9] Ghi rõ điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
[10] Ghi “Không” nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
[11] Ghi chi tiết theo hành vi và số tiền phạt bằng số và bằng chữ đối với hình phạt tiền.
[12] Ghi chi tiết theo từng sắc thuế (Thuế GTGT:…; thuế TTĐB:…; thuế TNDN: ), nội dung kinh tế (tiểu mục), địa bàn hạch toán thu NSNN, cơ quan thuế quản lý khoản thu và số tiền thuế truy thu bằng số và bằng chữ của từng khoản truy thu.
[13] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm hoặc tên tổ chức vi phạm..
[14] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
[15] Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản. Trường hợp nộp tiền vào tài khoản thu ngân sách nhà nước thì không cần ghi số tài khoản của kho bạc nhà nước mở tại ngân hàng thương mại.
[16] Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước (hoặc ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt.
[17] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan.
[18] Trường hợp người ra quyết định là cấp trưởng thì ghi chức danh của cấp trường, trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền, các trường hợp khác giữ nguyên cụm từ “người ra quyết định”.
Trên cơ sở này, có thể hiểu, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là việc cơ quan có thẩm quyền (cụ thể ở đây là người có thẩm quyền xử phạt), vận dụng các quy định của pháp luật về thuế, từ đó áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực về thuế.
4. Các nhóm đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Theo Điều 3 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP đưa ra quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm các đối tượng sau đây:
– Thứ nhất: Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế.
Đối với trường hợp người nộp thuế thực hiện việc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt.
Còn đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
– Thứ hai: Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế.
Đối với người nộp thuế là tổ chức, các loại hình tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm các đối tượng cụ thể sau đây:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm.
+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm.
+ Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm.
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm.
+ Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm.