Hiện nay ở các đơn vị hay cơ quan đều phải thực hiện việc báo cáo, trong đó Báo cáo định kỳ được dùng phổ biến trong các cơ quan nhà nước, khi thực hiện quá trình báo cáo định kì với các đơn vị, tổ chức... không thể thiếu Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ là gì?
Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ là mẫu với các nội dung và thông tin để thực hiện báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ là mẫu văn bản được lập ra để ghi chép về việc đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin danh mục báo cáo… Mẫu được ban hành theo Thông tư 44/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
2. Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-
(V/v: đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ)
.., ngày …… tháng ….. năm …….
Kính gửi: ……(2)………………
Thực hiện quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT, …(1)… đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ như sau:
STT | Tên báo cáo | Đối tượng thực hiện báo cáo | Cơ quan nhận báo cáo | Tần suất thực hiện báo cáo | Văn bản quy định chế độ báo cáo |
1 | … |
Trên đây là Danh mục báo cáo định kỳ quy định tại …(3)…. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải công bố theo quy định.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT,…
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): ghi tên cơ quan đề nghị;
(2): ghi tên cơ quan có thẩm quyền công bố (Bộ Giao thông vận tải);
(3): ghi số ký hiệu, ngày tháng năm, tên văn bản quy định chế độ báo cáo.
3. Hướng dẫn làm Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ:
Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ
– Tên báo cáo phải bảo đảm rõ ràng, ngắn gọn và thể hiện được bao quát nội dung, phạm vi yêu cầu báo cáo;
– Nội dung yêu cầu báo cáo phải bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, nội dung yêu cầu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung yêu cầu báo cáo có thể chỉ có phần lời văn, chỉ có phần số liệu hoặc bao gồm cả phần lời văn và phần số liệu.
– Chế độ báo cáo phải xác định rõ đối tượng thực hiện báo cáo (bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân) và xác định cụ thể tên cơ quan nhận báo cáo. Việc quy định đối tượng thực hiện báo cáo phải bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thực hiện báo cáo.
– Phương thức gửi, nhận báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua Fax; gửi qua hệ thống thư điện tử, gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng, các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
– Thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý. Thời gian chốt số liệu báo cáo phải thống nhất với thời gian chốt số liệu của các chế độ báo cáo khác trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.
– Thời hạn gửi báo cáo được xác định căn cứ vào đối tượng thực hiện báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo, nhưng phải bảo đảm thời gian không ít hơn 01 ngày làm việc tính từ thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo đến thời hạn gửi báo cáo hoặc ước tính thời gian từ khi nhận được báo cáo để tổng hợp đến thời gian hoàn thành báo cáo và gửi đi. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ đối với trường hợp báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan, nhiều cấp khác nhau thì quy định rõ thời hạn đối với từng đối tượng, từng cấp báo cáo đó. Thời hạn gửi báo cáo đối với từng loại báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 6 của thông tư này.
– Quy định về tần suất thực hiện báo cáo phải hợp lý, phù hợp với tính chất, mục đích và yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành; thực hiện lồng ghép các nội dung báo cáo, bảo đảm chi yêu cầu báo cáo một lần trong một kỳ báo cáo đối với các nội dung thuộc cùng ngành, lĩnh vực quản lý.
– Mẫu đề cương báo cáo: Đối với phần lời văn trong báo cáo, chế độ báo cáo phải quy định mẫu đề cương để hướng dẫn thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo nêu rõ kết cấu các thông tin chủ yếu về: Tình hình thực hiện; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; phương hướng nhiệm vụ; đề xuất, kiến nghị; Nếu chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều loại đối tượng thực hiện với nội dung yêu cầu báo cáo khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn cụ thể hoặc thiết kế mẫu đề cương phù hợp với từng đối tượng báo cáo.
– Mẫu Đề cương của một chế độ báo cáo định kỳ được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
– Biểu mẫu số liệu báo cáo: Trường hợp báo cáo yêu cầu phải có phần số liệu thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn về biểu mẫu số liệu để bảo đảm thực hiện thống nhất, thuận tiện cho công tác tổng hợp, phân tích; Nếu chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều loại đối tượng thực hiện với các yêu cầu về số liệu khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn cụ thể hoặc thiết kế biểu mẫu số liệu báo cáo phù hợp với từng đối tượng báo cáo; Biểu mẫu số liệu phải có ký hiệu biểu để thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu. Ký hiệu biểu bao gồm cả chữ và số. Phần số được ghi theo thứ tự 001, 002, 003…; phần chữ được ghi viết tắt bằng chữ in hoa phù hợp với ngành, lĩnh vực báo cáo, loại báo cáo và kỳ báo cáo.
– Đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải hướng dẫn quy trình thực hiện, trong đó nêu rõ thời gian chốt số liệu báo cáo thống nhất chung cho các đối tượng; mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu và thời hạn gửi báo cáo phù hợp với từng đối tượng thực hiện.
– Thủ trưởng cơ quan đề nghị ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định của pháp luật về công bố danh mục báo cáo định kỳ:
4.1. Thành phần, nội dung và yêu cầu của một báo cáo định kỳ:
– Khi đưa ra các yêu cầu đối với một báo cáo định kỳ trong Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT, phải quy định cụ thể, rõ ràng các nội dung sau gồm những vấn đề như phải có Tên báo cáo, có Nội dung yêu cầu báo cáo và Đối tượng thực hiện báo cáo, Cơ quan nhận báo cáo và các Phương thức gửi, nhận báo cáo, Thời hạn gửi báo cáo cũng là mục quan trọng trong báo cáo này, Ngoài ra còn có các nội dung khác như Tần suất thực hiện báo cáo, Thời gian chốt số liệu báo cáo, Mẫu đề cương báo cáo, Biểu mẫu số liệu báo cáo và kèm theo Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo
4.2. Một chế độ báo cáo định kỳ phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định:
Tại Điều 9. Công bố danh mục báo cáo định kỳ Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước quy định
1. Danh mục báo cáo định kỳ phải được công bố, công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
2. Các Vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục và các Cục thuộc Bộ có trách nhiệm rà soát, xây dựng đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo gửi Bộ (qua Văn phòng Bộ) để trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành. Thời hạn gửi đề nghị công bố danh mục báo cáo đến Bộ chậm nhất là sau 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy định chế độ báo cáo có hiệu lực thi hành. Nội dung công bố gồm: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo.
Mẫu văn bản đề nghị công bố Danh mục báo cáo định kỳ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Văn phòng Bộ rà soát, tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định công bố. Thời hạn công bố chậm nhất là sau 15 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy định chế độ báo cáo có hiệu lực thi hành.
Như vậy, việc công bố danh mục báo cáo định kỳ phải được công bố, công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ bởi vì để tăng sự tin cậy và công khai các thông tin theo quy định, giảm thiểu các tình trạng báo cáo với số liệu và thông tin không chính xác. Khi làm công bố, công khai danh mục báo cáo định kỳ cần phải có Mẫu văn bản đề nghị công bố Danh mục báo cáo định kỳ kèm theo mà chúng tôi đã nêu như trên. và các cơ quan khác có thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra rà soát các thông tin này.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ và các thông tin pháp lý liên quan Mẫu văn bản đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ chi tiết nhất dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.