Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã quy định về vấn đề thu, nộp tiền phạt, nộp tiền phạt nhiều lần. Khi có quyết định nộp tiền phạt nhiều lần của cơ quan có thẩm quyền thì các cá nhân, tổ chức thuộc trường hợp phải nộp tiền phạt thì phải thực hiện nộp tiền phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều lần là gì?
Mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều lần là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với những chủ thể thuộc trường hợp phải nộp phạt nhiều lần theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều lần nêu rõ thông tin về cá nhân, tổ chức phải nộp phạt ( họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, chỗ ở hiện tại, số chưng minh nhân dân/ căn cước công dân, thời hạn nộp phạt, số tiền nộp phạt của các lần….) nội dung của quyết định nộp phạt nhiều lần.
Mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều lần được dùng để đưa ra quyết định về thông tin, nội dung nộp tiền phạt nhiều lần đối với cá nhân, tổ chức thuộc những trường hợp phải nộp phạt theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều lần là căn cứ để các cá nhân, tổ chức phải tiến hành nộp phạt theo đúng quy định của pháp luật. Mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều được sử dụng để cho phép cá nhân/tổ chức nộp tiền phạt nhiều lần quy định tại Điều 79
2. Mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều lần:
Mẫu quyết định số 05, ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN(1) ________ Số: …./QĐ-NPNL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________ (2)…., ngày…. tháng…. năm…. |
QUYẾT ĐỊNH
Nộp tiền phạt nhiều lần*
________
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ Điều 79
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-XPHC ngày…. xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GQXP ngày …./…./….. về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
Xét Đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần ngày …/…/….. của <ông (bà)/tổ chức>(*)(4)……… được (5) xác……nhận.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Cho phép nộp tiền phạt nhiều lần theo Quyết định số: …./QĐ-XPHC đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:
<Họ và tên>(*)……. Giới tính:….
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./….. Quốc tịch:….
Nghề nghiệp:……..
Nơi ở hiện tại:……..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…… ;
ngày cấp:…./…./ ; nơi cấp:….
<Tên của tổ chức>(*);…….
Địa chỉ trụ sở chính:..
Mã số doanh nghiệp:……..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…….. ; ngày cấp:…./…./…..; nơi cấp:
Người đại diện theo pháp luật:(6)……… Giới tính:….
Chức danh:(7)…
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần là:(8)…. tháng, kể từ ngày Quyết định số: …./QĐ-XPHC có hiệu lực.
a) Số tiền nộp phạt lần thứ nhất là:(9)… (Bằng chữ:………… );
b) Số tiền nộp phạt lần thứ hai là:(10)……. (Bằng chữ:…………….. );
c) Số tiền nộp phạt lần thứ ba (nếu có) là:(10)…….. (Bằng chữ:……….. ).
3. <Ông (bà)/Tổ chức>(*)(4) …được nhận lại(11)……. sau khi nộp tiền phạt lần đầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(12)…….. là <cá nhân/ người đại diện của tổ chức>(*) được nộp tiền phạt nhiều lần có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
a) <Ông (bà)/Tổ chức>(*) được nộp tiền phạt nhiều lần có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này.
Hết thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, mà <ông (bà)/tổ chức>(*)(4) ……không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
b) <Ông (bà)/Tổ chức>(*)(14)………. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (13)………. để tổ chức thực hiện.
3. Gửi cho (14)……. để biết và phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ.
| CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (15) (Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên)
|
<In ở mặt sau>(**) Quyết định đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) được nộp tiền phạt nhiều lần vào hồi…. giờ …. phút, ngày …/…./……..
NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định nộp tiền phạt nhiều lần:
Mẫu này được sử dụng để ra quyết định nộp tiền phạt nhiều lần quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức được nộp tiền phạt nhiều lần.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định nộp tiền phạt nhiều lần theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị xử phạt.
(5) Ghi tên của cơ quan/tổ chức đã thực hiện việc xác nhận.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi cụ thể thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày
(9) Ghi cụ thể số tiền nộp phạt lần thứ nhất (tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt).
(10) Ghi cụ thể số tiền nộp phạt lần thứ hai hoặc lần thứ ba.
(11) Ghi cụ thể tên, chủng loại của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã tạm giữ theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính được trả lại.
(12) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức được nộp tiền phạt nhiều lần.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có).
(15) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
4. Quy định của pháp luật về nộp tiền phạt nhiều lần:
– Pháp luật quy định về việc theo đó: ” Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật xử lý vi phạm hành chính , cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định pháp luật. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”.
Như vậy có thể thấy được, đối với cá nhân, tổ chức khi bị xử phạt vi phạm hành chính thì các chủ thể này phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt theo quy định của pháp luật. Các cá nhân, tổ chức khi nộp phạt sẽ nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước hoặc có thể nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại những trường hợp các cá nhân, tổ chức phải nộp tiền phạt nhưng đã không thực hiện đúng theo quyết định này thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật và số tiền nộp phải chậm mỗi ngày mà cá nhân, tổ chức phải nộp sẽ cộng thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
– Hình thức nộp tiền phạt, pháp luật đã quy định về hình thức thu, nộp tiền phạt theo hai hình thức như đã nêu ở trên là: nộp phạt trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản của Kho bạc nhà nước. Ở mỗi hình thức nộp tiền phạt khác nhau thì trình tự thủ tục cũng sẽ có sự khác nhau.
+ Đối với hình thức nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt; nộp cho người có thẩm quyền thu phạt, tại thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu, người có thẩm quyền thu phạt theo quy định và xác nhận trên chứng từ thu tiền mặt. Đối với hình thức chuyển khoản, thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt xác nhận trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản theo quy định là cơ sở để chứng minh về việc cá nhân, tổ chức đó đã nộp tiền phạt.
– Đối với cá nhân, tổ chức phải nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Trong một số trường hợp thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt theo quy định của pháp luật và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt khi áp dụng quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Pháp luật quy định về việc trả lại giấy tờ đã tạm giữ cho các cá nhân, tổ chức và chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả: theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm.
Theo đó, có thể thấy pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã quy định rất rõ về trình tự, thủ tục cũng như hình thức nộp tiền phạt khi thuộc các trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính là hình thức phạt tiền. Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin, nên cá nhân, tổ chức nộp phạt có thể nộp tiền phạt thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, điều này giúp cho việc nộp phạt được rút ngắn thời gian, công sức đi lại của các chủ thể phải nộp phạt.
– Cơ sở pháp lý:
+
+ Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.