Khi người khởi kiện, người yêu cầu đã lựa chon được phương thức đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên thì Tòa án phải lập biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên là gì, mục đích của mẫu biên bản?
- 2 2. Mẫu Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
- 4 4. Những quy định về ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên:
1. Mẫu Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Theo Điều 2 Luật hòa giải đối thoại tại
Đối thoại tại Tòa án là hoạt động đối thoại do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính, nhằm hỗ trợ các bên tham gia đối thoại thống nhất giải quyết khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật hòa giải đối thoại tại tòa án.
Theo đó sự khác nhau giữa hòa giải và đối thoại ở chỗ hòa giải được tiến hành đối với các vụ việc dân sự còn đối thoại được tiến hành đối với các khiếu kiện hành chính.
Mẫu 03-ĐT: BB ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên là văn bản của Tòa án với nội dung bao gồm thông tin của người khởi kiện, ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên, thông tin về Hòa giải viên…
Mục đích của mẫu 03-ĐT: BB ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên: khi người khởi kiện đưa ra trả lời cho
2. Mẫu Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
GHI NHẬN Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN VỀ VIỆC LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI, LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Hồi …….. giờ ……. phút ngày …… tháng ….. năm ……
Tại …
Người ghi nhận ý kiến:(1)…….. đã tiến hành ghi nhận ý kiến của (2)……
Địa chỉ: …….. Là người khởi kiện trong khiếu kiện(3)……
Ý kiến của người khởi kiện như sau:
1. Lựa chọn đối thoại: Đồng ý □ Không đồng ý □
2. Lựa chọn Hòa giải viên: Có □ Không □
Hòa giải viên được lựa chọn:(4)…….. Địa chỉ ………
Thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án(5)………
Biên bản này được lập thành hai bản, một bản giao cho người khởi kiện và một bản lưu hồ sơ khiếu kiện. Biên bản đã được đọc lại cho người khởi kiện nghe và họ không có ý kiến gì khác.
NGƯỜI KHỞI KIỆN (Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) | NGƯỜI GHI NHẬN Ý KIẾN (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của người ghi nhận ý kiến và địa chỉ của Tòa án nơi ghi nhận ý kiến.
(2) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người trình bày ý kiến.
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(4) và (5) Ghi thông tin mục này khi người khởi kiện, người yêu cầu có sự lựa chọn Hòa giải viên.
4. Những quy định về ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên:
4.1. Quy định về hình thức ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên:
Theo Điều 16 Luật hòa giải đối thoại tại tòa án 2020 thì việc
– Thời điểm thông báo: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật hòa giải đối thoại tại tòa án.
– Phương thức trả lời: người khởi kiện, người yêu cầu khi nhân được thông báo của Tòa án phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho Tòa án biết về những nội dung đã được Tòa án thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.
Như vậy, theo phân tích ở trên có thể thấy, ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên phải được ghi nhận bằng văn bản, nếu người khởi kiện, người yêu cầu không trả lời bằng văn bản mà trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến; biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ để xác thực ý kiến của người khởi kiện.
4.2. Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
Tại Điều 8 Luật hòa giải đối thoại tại tòa án 2020 quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
– Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có các quyền sau đây:
+ Do đây là quyền nên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có thể đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;
+ Các bên có quyền đối với việc hòa giải, đối thoại: quyền trực tiếp hòa giải đối thoại hoặc ủy quyền thông qua người đại diện để thực hiện hòa giải đối thoại.
Đối với việc ủy quyền thì các bên ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại và việc ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải. Đối với trường hợp các bên là người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi cho phép, nếu thực hiện các hành vi ngoài phạm vi ủy quyền sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình theo pháp luật, người ủy quyền sẽ không phải chịu trách nhiệm cho các hành vi vượt quá này.
+ Các bên có quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại cũng có quyền lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của
+ Trường hợp các bên có lý do không đồng ý hoặc muốn thay đổi Hòa giải viên thì sẽ có quyền đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật hòa giải đối thoại tại tòa án;
+ Nếu người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn thì trong quá trình hòa giải phải tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch;
+ Nhằm đảm bảo thông tin bí mật, bí mật quyền riêng tư thì các bên tham gia hòa giải có quyền yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thông tin do mình cung cấp. Trường hợp những người liên quan để lộ thông tin của người tham gia hòa giải thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Đối với nội dung hòa giải và đối thoại, do hòa giải và đối thoại chỉ mang tính định hướng và tham khảo mà không có hiệu lực khi chưa được công nhận, do đó người tham gia hòa giải có quyền bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại. Nếu người tham gia hòa giải, đối thoại đồng ý với kết quả hòa giải, đối thoại thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đồng thời yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.