Trong quá trình thực hiện trưng cầu giám định vì một số trường hợp luật định mà cần phải thực hiện trưng cầu giám định lại, khi đó, chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định trưng cầu giám định lại.
Mục lục bài viết
1. Trưng cầu giám định lại là gì và được tiến hành khi nào?
Theo quy định tại
Như vậy, có thể thấy hoạt động giám định là hoạt động vô cùng quan trọng, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà những người tiến hành tố tụng không thể xác minh, giải quyết được mà cần những cá nhân có kiến thức chuyên môn, nghiệm vụ cũng như các phương tiện, phương pháp khoa học,… mới có thể biết và giải quyết những khúc mắc này được.
Tại Khoản 1 Điều 211
Như vậy, trưng cầu giám định lại được thực hiện khi chủ thể tiến hành tố tụng nghi ngờ có kết luận giám định lần đầu không chính xác tức trước đó đã thực hiện giám định, tuy nhiên các chủ thể này cảm thấy kết quả đó không phù hợp với hiện thực khác quan, cần phải kiểm tra lại, khi đó, các chủ thể này sẽ yêu cầu trưng cầu giám định lại. Có thể thấy tiền đề để thực hiện trưng cầu giám định lại đó chính là đã thực hiện hoạt động giám định. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, không phải trường hợp nào cũng tiến hành giám định.
Hoạt động giám định chỉ thực hiện trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là thực hiện giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; giám định tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; giám định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại khi không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của bị can, bị cáo, bị hại hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó và việc giám định độ tuổi này có vai trò quan trọng trong giải quyết vụ án; giám định nguyên nhân dẫn đến chết người; hoạt động giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; giám định chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; hoặc giám định mức độ ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn thực hiện hoạt động giám định khi có yêu cầu của đương sự và người đại diện của họ.
Hoạt động trưng cầu giám định lại có thể do cơ quan trưng cầu giám định tự mình trưng cầu giám định hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Người trưng cầu giám định có quyền không chấp nhận yêu cầu giám định lại, khi đó, cần phải có
Quyết định trưng cầu giám định lại mẫu số 121/HS là văn bản do Viện kiểm sát ban hành nhằm đề nghị tổ chức, cơ quan giám định tiến hành giám định lại vấn đề đã được giám định trước đó khi có nghi ngờ về kết quả giám định trước đó.
Quyết định trưng cầu giám định lại mẫu số 121/ HS được dùng để yêu cầu cơ quan giám định thực hiện các hoạt động giám định tư pháp theo yêu cầu của Viện kiểm sát. Quyết định trưng cầu giám định lại mẫu số 121 thể hiện các nội dung như chủ thể yêu cầu, nội dung yêu cầu, thời gian trưng cầu giám định lại,…
2. Mẫu quyết định trưng cầu giám định lại số 121/HS và soạn thảo quyết định:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VIỆN KIỂM SÁT … …..(1)
Số:…../QĐ-VKS…-…
…….., ngày…tháng…năm… (2)
QUYẾT ĐỊNH
TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH LẠI
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……
Căn cứ các điều 41, 165, 205, 206, 208, 209, 211, 213 và 214 Bộ luật Tố tụng hình sự
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…. tháng….. năm… của……… về tội…… quy định tại khoản…… Điều……Bộ luật Hình sự (3)
Xét đề nghị của ông/bà……(nếu có);
Xét Kết luận giám định số…… ngày…… tháng…… năm…… của……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu…… giám định lại những nội dung sau đây…….. (4)
Điều 2. Thời hạn giám định lại…… kể từ ngày…… nhận được Quyết định này. (5)
Điều 3. …… có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Kèm theo Quyết định này là hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định./.
Nơi nhận:
– Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
* Soạn thảo quyết định trưng cầu giám định lại
(1) Ghi tên Viện Kiểm sát ra quyết định trưng cầu
(2) Ghi địa danh, ngày tháng năm ra quyết định
(3) Ghi thông tin theo quyết định khởi tố
(4) Ghi nội dung yêu cầu trưng cầu giám định lại
(5) Ghi thời hạn giám định lại
3. Hoạt động trưng cầu giám định lại:
Chủ thể tiến hành giám định lại
Hiện nay, hoạt động giám định tư pháp có thể được thực hiện tại tổ chức giám định tư pháp công lập; tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập hoặc do tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện. Các tổ chức giám định tư pháp công lập được quy định tại Điều 12
Cá nhân trực tiếp tiến hành giám định tư pháp đó chính là giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp. Giám định viên tư pháp là các cá nhân đã có thẻ giám định viên tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn người giám định tư pháp theo vụ việc là những cá nhân không có thẻ giám định viên tư pháp nhưng họ đáp ứng đủ các điều kiện luật định để thực hiện hoạt động giám định.
Trong trường hợp giám định lại, thì người giám định tư pháp lần trước ( bao gồm cả giám định viên tư pháp hay người giám định theo vụ việc) thì không được thực hiện hiện hoạt động giám định lại. Quy định này hoàn toàn hợp lý, vì cơ bản, do có nghi ngờ về kết quả giám định trước đó, tức hoàn toàn có thể liên quan đến trình độ giám định hoặc do người giám định không đảm bảo tính khách quan khi thực hiện giám định,… nên khi thực hiện giám định lại cần phải do người khác tiến hành để tránh những vấn đề bất cập có thể xảy ra.
Thời hạn giám định lại
Thời hạn giám định lại được áp dụng giống như giám định lần đầu, tức thời hạn giám định như sau:
– Thời hạn giám định không quá 03 tháng đối với trường hợp giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; hoặc giám định tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án
– Thời hạn giám định không quá 01 tháng đối với trường hợp giám định nguyên nhân chết người và trường hợp giám định mức độ ô nhiễm.
– Thời hạn giám định không quá 09 ngày đối với trường hợp giám định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại; trường hợp giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; hoặc giám định chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
– Đối với trường hợp thực hiện giám định lại theo yêu cầu của đương sự thì cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp này là Viện Kiểm sát) sẽ quyết định thời gian phù hợp về thời hạn giám định.
Xử lý kết quả giám định lại
Nếu kết quả giám định lại giống như kết quả giám định lần đầu thì không có vấn đề gì cần tranh cãi, tức tiếp tục sử dụng kết quả giám định như ban đầu.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thì kết quả giám định lại khác với kết quả giám định ban đầu, lúc mày theo quy định tại Khoản 3 Điều 211
Giám định lại trong trường hợp đặc biệt
Bên cạnh các trường hợp trưng cầu giám định thông thường, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định về hoạt động giám định lại trong trường hợp đặc biệt. Gọi là đặc biệt do hoạt động này được tiến hành khi có quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án