Khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Dưới đây là mẫu quyết định và các nội dung liên quan đến quyết định cưỡng chế khấu trừ tài khoản.
Mục lục bài viết
1. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là gì?
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể của cá nhân.
Mẫu MQĐ08: Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là mẫu quyết định của cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc kháu trừ tiền từ tài khoản. Trong mẫu quyết định phải nêu được cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức nào? Thông tin của tổ chức và căn cứ quyết định khấu trừ.
Mẫu MQĐ08: Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là mẫu quyết định mới nhất được cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định lập ra với mục đích áp dụng cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức. Trong mẫu quyết định phải nêu được cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức nào? Thông tin của tổ chức và căn cứ quyết định khấu trừ gồm tên tổ chức vi phạm; Tổ chức tín dụng; Số tiền bị khấu trừ, ..v…
2. Mẫu MQĐ08: Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản:
MQĐ08
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH(1)
——-
Số: ……./QĐ-CCKT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…(2……, ngày … tháng … năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản*
Căn cứ Điều 86, Điều 87
Căn cứ Điều 15
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành
Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……./QĐ-XPVPHC ngày …./…./…. của(3) …
Tôi: ……., cấp bậc: …….., chức vụ(4): ………., đơn vị(4): ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……………./QĐ-XPVPHC ngày …../…../…….. của(3) ……….. xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>: ……. Giới tính: ……
Ngày, tháng, năm sinh: ……./…../……. Quốc tịch: ……
Nghề nghiệp: ……
Nơi ở hiện tại: ……
Số định danh cá nhân/CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………..;
ngày cấp:…../……/……… nơi cấp: ……
Số tài khoản(5):………. tại(6): ……
<1. Tên tổ chức vi phạm>: ……
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Mã số doanh nghiệp: ……
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………
Ngày cấp: ………./……./…………; nơi cấp: ……
Số tài khoản(5): …. tại(6): ……
Người đại diện theo pháp luật(7): ………. Giới tính: ……
Chức danh(8): ……
2. Tổ chức tín dụng(6): ……
Địa chỉ trụ sở chính(9): ……
3. Số tiền bị khấu trừ: ……
(Bằng chữ: ………).
Lý do khấu trừ: Không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………../QĐ-XPVPHC ngày ……/…./………. của(3) ……
4. Ông (bà)/Tổ chức(10) ………. có trách nhiệm yêu cầu(6) ……… chuyển tiền từ tài khoản(5) ……………………………….vào tài khoản số(11):……. của(12) ……. trong thời hạn(13) ……ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
5. Trường hợp ông (bà)/tổ chức(10) …… không tự nguyện thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này, thì(6) …….có trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của cá nhân/tổ chức bị cưỡng chế số tiền bị khấu trừ quy định tại khoản 3 Điều này đến tài khoản số(11): …….. của(14)…
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …./…../………….
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)/Tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Ông (bà)/Tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản có tên tại Điều 1 phải thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Ông (bà)/Tổ chức(10) ……..có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho(6) ……… để chuyển số tiền bị khấu trừ đến tài khoản của(14) ………
3. Gửi cho(15) ……để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH(16)
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)
* Mẫu này được sử dụng để cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản đối với cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 86
3. Hướng dẫn lập mẫu MQĐ08: Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi chức vụ và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(4) Ghi chức vụ và cơ quan của người ra quyết định.
(5) Ghi số tài khoản của cá nhân/tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
(6) Ghi tên của tổ chức tín dụng nơi cá nhân/tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế mở tài khoản.
(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(9) Ghi địa chỉ của tổ chức tín dụng nơi cá nhân/tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế mở tài khoản.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
(11) Ghi số tài khoản Kho bạc nhà nước.
(12) Ghi cụ thể tên, địa chỉ của Kho bạc nhà nước hoặc tên, địa chỉ của Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
(13) Ghi 15 ngày hoặc ghi thời hạn khác phù hợp với điều kiện thực tế.
(14) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.
(15) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
(16) Ghi chức vụ của người ra quyết định./.
4. Một số quy định pháo luật liên quan:
4.1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam
4.2. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng:
– Cung cấp các thông tin bằng văn bản về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hiện đang mở tài khoản tại tổ chức tín dụng của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
– Giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
Quy định về cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng
– Trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không yêu cầu tổ chức tín dụng nơi mình mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản thì tổ chức tín dụng thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
– Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để khấu trừ thì tổ chức tín dụng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này.
– Nếu trong tài khoản của cá nhân, tổ chức còn số dư mà tổ chức tín dụng không thực hiện việc trích chuyển tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế khấu trừ của người có thẩm quyền thì tổ chức tín dụng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Và tại điểm c Khoản 2 Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14
Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và
Cơ sở pháp lý: Nghị định 166/2013/NĐ-CP, Luật xử lý vi phạm hàng chính.