Nhà nước ta cần phải ban hành các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật để họ hòa nhập với đời sống cộng đồng. Để làm được điều đó thì việc quản lý số lượng người khuyết tật ở các địa phương có vai trò quan trọng. Mẫu tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật ra đời trong hoàn cảnh này.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật là gì?
Khuyết tật là cụm từ dùng để gọi chung cho những chủ thể kém may mắn, những người thiếu hay bị mất đi một phần cơ thể hay trí tuệ. Đa số người khuyết tật đều rất khó khăn trong quá trình vận động hay thậm chí không có khả năng vận động và các sinh hoạt cá nhân của họ cũng rất cần có sự giúp đỡ của người khác. Mẫu tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để các cơ quan này thực hiện hoạt động quản lý của mình, từ đó áp dụng các chính sách hộ trợ đối với các gia đình có người khuyết tật.
Mẫu tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và được lập ra để khai về hộ gia đình có người khuyết tật. Mẫu nêu rõ thông tin của hộ gia đình, thông tin chủ thể khuyết tật, mức độ khuyết tật của người khuyết tật… Mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh xã hội.
2. Mẫu tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Phần 1
THÔNG TIN CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1. Họ và tên chủ hộ (Viết chữ in hoa): …
Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …..Dân tộc: …
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số …… Cấp ngày …/ … / …. Nơi cấp: ……
2. Hộ khẩu thường trú của hộ: …
Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ) …
3. Số người trong hộ: …… người (Trong đó người khuyết tật ….. người). Cụ thể:
– Khuyết tật đặc biệt nặng … người (Đang sống tại hộ ……. người)
– Khuyết tật nặng ……..người (Đang sống tại hộ …. người)
– Khuyết tật nhẹ …người (Đang sống tại hộ ……. người)
4. Hộ có thuộc diện nghèo không? □ Không □ Có
5. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm): ……
Có ai trong hộ đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội không? (Nếu có ghi cụ thể họ tên, lý do, thời gian hưởng):……
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toà.
Thông tin người khai thay
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:…
Ngày cấp: ……
Nơi cấp: ……
Mối quan hệ với đối tượng: ……
Địa chỉ: ……
Ngày …. tháng …. năm 20…
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
Phần 2
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)…… là đúng./.
Ngày …. tháng …. năm 20…
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
Phần 3
KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: …… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của…… và họp ngày …. tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau: ……
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.
Ngày …. tháng …. năm 20…
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin của hộ gia đình.
+ Thông tin về người khuyết tật.
+ Thông tin về mức độ khuyết tật của người khuyết tật.
+ Cam kết lời khai đúng sự thật.
+ Thông tin người khai thay.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người khai.
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Kết luận của hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội.
4. Một số quy định của pháp luật về người khuyết tật:
4.1. Người khuyết tật là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 đã đưa ra định nghĩa về người khuyết tật với nội dung như sau:
“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Như vậy, ta nhận thấy, người khuyết tật là những người thiếu hay mất đi một phần cơ thể hay trí tuệ. Người khuyết tật rất khó khăn trong quá trình vận động, những người khuyết tật thường không có khả năng tự vận động trong các hoạt động hằng ngày và ngay cả đối với các sinh hoạt cá nhân cũng cần có sự giúp đỡ của người khác.
Hay ta có thể hiểu người khuyết tật là người có một hay có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoặc tinh thần do tai nạn hoặc bẩm sinh, những khiếm khuyết ấy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hay trí tuệ người mắc bệnh. Những khiếm khuyết trên cơ thể đó sẽ gây ra cho người khuyết tật những suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của họ. Sự suy yếu về thể trạng hay trí tuệ của người khuyết tật sẽ làm giảm khả năng vận động, giảm khả năng tư duy về nhận thức của các đối tượng người khuyết tật.
Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản có thể kể ra như sau:
– Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới
– Người khuyết tật là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất.
– Người khuyết tật có mặt ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.
4.2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật, ta có thể kể ra các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như sau:
– Bẩm sinh.
– Bệnh tật.
– Chiến tranh.
– Sinh hoạt.
– Tai nạn giao thông.
– Do tai nạn lao động
Trong các giai đoạn trước đây, các nguyên nhân phổ biến dẫn đến khuyết tật bao gồm các nguyên nhân như sau:
– Bẩm sinh.
– Bệnh tật.
– Chiến tranh.
Ngày nay, trong những năm tới, các nguyên nhân phổ biến dẫn đến khuyết tật bao gồm các nguyên nhân như sau:
– Tai nạn giao thông.
– Tai nạn lao động
– Ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho số lượng người khuyết tật có xu hướng ngày một gia tăng.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật:
Theo Điều 4 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:
– Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây, cụ thể là:
– Người khuyết tật có quyền được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội.
– Người khuyết tật có quyền được sống độc lập, hòa nhập cộng đồng.
– Người khuyết tật có quyền được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội.
– Người khuyết tật có quyền được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật.
– Người khuyết tật có quyền được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật nước ta.
Như vậy, pháp luật người khuyết tật năm 2010 đã có quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật và các vấn đề khác có liên quan đến người khuyết tật.
4.4. Các dạng tật của người khuyết tật:
– Dạng thứ nhất: Khuyết tật vận động: Đây được hiểu là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
– Dạng thứ hai: Khuyết tật nghe, nói: Đây là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
– Dạng thứ ba: Khuyết tật nhìn: Đây là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
– Dạng thứ tư: Khuyết tật thần kinh, tâm thần: Đây là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
– Dạng thứ năm: Khuyết tật trí tuệ: Đây là một dạng tật mà tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
– Dạng thứ sáu: Khuyết tật khá: Đây là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định ở trên.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cụ thể về 3 mức độ khuyết tật bao gồm:
– Thứ nhất: Người khuyết tật đặc biệt nặng: Đây là mức độ được sử dụng cho những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
– Thứ hai: Người khuyết tật nặng là những người do bị khuyết tật mà dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
– Thứ ba: Người khuyết tật nhẹ: Đây là mức độ dùng cho người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định ở trên.