Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng được giữ chức vụ trong 05 năm, hết nhiệm kỳ sẽ tiến hành bổ nhiệm lại chức vụ này. Vậy, mẫu tờ trình bổ nhiệm lại hiệu trưởng được trình bày như thế nào và dùng để làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại hiệu trưởng là gì?
Hiệu trưởng là người được bổ nhiệm vào ngạch công chức, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại hiệu trưởng là mẫu tờ trình được lập ra để đề nghị về việc bổ nhiệm lại hiệu trưởng. Tờ trình do Sở Giáo dục và Đào tạo lập ra đề nghị cơ quan có chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh để phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân để báo cáo, thực hiện công tác xem xét và bổ nhiệm lại
2. Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại hiệu trưởng chi tiết nhất:
Nội dung cơ bản của mẫu tờ trình đề nghị về việc bổ nhiệm lại hiệu trưởng như sau:
UBND TỈNH ……
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: ……/TTr – SGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày…tháng…năm…
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị bổ nhiệm lại …….(1)…………
Kính gửi:…(2)…
Căn cứ……(3)….;
Căn cứ…(3)……,
…(4)…
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị…(2)…tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– ………..(5)………;
– Lưu: VT, TCCB, (6).
GIÁM ĐỐC (7)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn viết tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại hiệu trưởng:
(1) Chức danh đề nghị bổ nhiệm lại
(2) Cơ quan có chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh.
(3) Căn cứ để xây dựng Tờ trình.
(4) Nội dung đề nghị trình UBND tỉnh.
(5) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân để báo cáo, phối hợp, biết, thực hiện,…
(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
(7) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Hiệu trưởng các cấp:
4.1. Tiêu chuẩn bỏ nhiệm Hiệu trưởng cấp mầm non:
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường mầm non.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
– Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
– Hiệu trưởng trường công lập do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
4.2.Tiêu chuẩn bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học:
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
– Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của
– Nhiệm kì của hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường tiểu học công lập không quá hai nhiệm kì liên tiếp.
4.3. Tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học:
Cơ sở pháp lý: Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Hiệu trưởng trường trung học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
– Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường trung học đối với trường trung học công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường trung học đối với trường trung học tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này và theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
5.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non:
– Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.
– Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
– Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.
– Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học:
– Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
– Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
– Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.
– Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.
5.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học:
Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:
– Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều lệ này; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ này;
– Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
– Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ này. Trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này;
– Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
– Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký
– Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và
– Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
– Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
– Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
– Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cùng giữ chức vụ là Hiệu trưởng nhưng lại được phân cấp khác nhau nên mỗi một cấp lại có nhiệm vụ và quyền hạn khác nha Tuy nhiên, có một nhiệm vụ chung đó là quản lý, tiếp nhận học sinh, giáo viên tham gia học tập và làm việc tại nhà tường, quản lý tài chính của trường và thực hiện việc báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;