Khi phát hiện sai phạm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình thì cá nhân, doanh nghiệp… có thể thực hiện hoạt động tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu được giải quyết. Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tố cáo là gì?
Trước khi hiểu được khái niệm về giải quyết tố cáo là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc hiểu về khái niệm tố cáo. Tố cáo được hiểu là hoạt động của một cá nhân, hay tổ chức nào phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức khác
“1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Bên cạnh đó, giải quyết tố cáo cũng được quy định tại Khoản 7, Điều 2 của
“7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.”
Theo đó giải quyết tố cáo được hiểu là hành vi xem xét, điều tra, đưa ra hướng xử lý đối với nội dung bị tố cáo theo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật khi xác minh nội dung tố cáo trên là đúng sự thật, xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Giải quyết tố cáo được dịch sang tiếng anh như sau: Denunciation settlement
Khái niệm về giải quyết tố cáo được dịch sang tiếng anh như sau:
Denunciation settlement means the acceptance, verification and conclusion of the denunciation contents and handling of the denunciation’s conclusion by the denunciation settler.
2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo:
Tùy thuộc vào từng vụ việc mà thẩm quyền giải quyết sẽ được quy định khác nhau, cụ thể đối như sau:
Một, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước sẽ do những cá nhân sau đây có thẩm quyền giải quyết:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết những hành vi vi phạm thuộc phạm vi của cấp mình quản lý và cấp dưới.
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức
- Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ;
- Thủ tướng Chính phủ.
Hai, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong
Ba, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân sẽ do Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh, cấp cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tư, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước sẽ do Tổng kiểm toán nhà nước.
Năm, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước sẽ do các cơ quan sau đây giải quyết:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thường trực Hội đồng nhân dân;
- Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước.
Sáu, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Bảy, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước sẽ do người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước và người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp.
Tám, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sẽ do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội giải quyết.
Chín, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo:
Trình tự giải quyết tố cáo sẽ bao gồm các bước sau đây:
Một, thụ lý tố cáo
– Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo về người giải quyết tố cáo như sau và Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ – CP.
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Tố cáo được tiếp nhận đơn qua hình thức nộp trực tiếp và đảm bảo về nội dung trong đơn tố cáo phải có đầy đủ các thông tin rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
+ Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
+ Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
+ Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm
Hai, xác minh nội dung tố cáo
- Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh). Trường hợp thành lập Tổ xác minh thì phải có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng. Quyết định thành lập Tổ xác minh được thực hiện theo Mẫu số 07tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì văn bản giao xác minh nội dung tố cáo phải bao gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm giao xác minh; Người được giao xác minh nội dung tố cáo; Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo; Nội dung cần xác minh; Thời gian tiến hành xác minh và Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thành lập Tổ xác minh theo quy định trên.
- Người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo không giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Tổ xác minh, thành viên Tổ xác minh đối với những người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột là người bị tố cáo hoặc có lợi ích liên quan trực tiếp với người bị tố cáo.
Tổ trưởng Tổ xác minh, thành viên Tổ xác minh có trách nhiệm báo cáo với người giao nhiệm vụ xác minh nếu thuộc trường hợp có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo.
Ba, kết luận nội dung tố cáo
- Kết luận nội dung tố cáo được căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo và chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
- Trường hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người giải quyết tố cáo phải kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
Bốn, xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
- Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo Điều 36 Luật Tố cáo., cụ thể như sau:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo được quy định trên có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
- Người giải quyết tố cáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục hậu quả xảy ra.
- Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
- Trường hợp giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo thì cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ hàng tháng báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
4. Trách nhiệm giải quyết tố cáo:
– Trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người giải quyết tố cáo xử lý như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người giải quyết tố cáo xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật như yêu cầu bồi thường nêu gây thiệt hại và bị áp dụng hình thức kỷ luật, giảm lương, không được xét khen thưởng, thi đua hoặc nghiêm trọng hơn là sa thải khỏi ngành…
+ Đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, người giải quyết tố cáo xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật như hình thức nhắc, cảnh cáo, phạt tiền…
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật. Nhiều trường hợp người tố cáo không cung cấp được chứng minh hành vi sai phạm, có hành vi vu khống,…thì sẽ bị áp dụng hình thức xử lý phù hợp như cảnh cáo, phạt tiền…
+ Đối với hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì có văn bản chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền.
-Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
Luật tố cáo 2018 ;- Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo