Một trong những vấn đề giúp cho con người có thể làm việc, hợp tác được với nhau, hay đơn giản là những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội thì không thể thiếu hoạt động đối thoại xã hội. Biết vận dụng tốt đối thoại xã hội sẽ giúp cho bản thân mỗi người, đơn vị tổ chức, doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đặt ra.
Mục lục bài viết
1. Đối thoại xã hội là gì?
Quan hệ xã hội từ lâu đã được xuất hiện trong đời sống, nhiều mối quan hệ xảy ra và con người sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giải quyết, thương lượng, tham vấn và trao đổi với nhau. Chính vì vậy, đối thoại xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày.
Đối thoại xã hội được hiểu là tất cả các hình thức giao tiếp được diễn ra trong đời sống hằng ngày. Việc đối thoại xã hội có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thương lượng, tham khảo ý kiến hay đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin giữa các bên đại diện chính phủ, đại diện người sử dụng lao động, người lao động để trình bày những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến chính sách kinh tế xã hội.
Đối thoại xã hội được dịch sang tiếng anh như sau: Social dialogue
Khái niệm về đối thoại xã hội được dịch sang tiếng Anh như sau:
Social dialogue is understood as all forms of communication that take place in daily life. Social dialogue can take many different forms, such as negotiation, consultation, or simply the exchange of information between government representatives, employers’ representatives, employees, etc. labor to present issues of mutual concern related to socio-economic policies.
2. Đặc điểm và vai trò của đối thoại xã hội trong doanh nghiệp:
Thứ nhất, về đặc điểm của đối thoại xã hội trong doanh nghiệp
Về chủ thể của đối thoại xã hội trong doanh nghiệp sẽ bao gồm các bên đối tác, người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa người sử dụng lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào từng vấn đề, nội dung cần trao đổi mà chủ thể tham gia đối thoại có thể thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.
Về nội dung đối thoại xã hội thường khá đa dạng, nhiều vấn đề được để cập đến như thỏa thuận hợp tác kinh doanh, chính sách tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp…
Về cơ chế của đối thoại xã hội có thể là một quá trình hai bên giữa người lao động và người sử dụng lao động có hoặc không có sự can thiệp gián tiếp của nhà nước.
Nhìn chung hoạt động đối thoại xã hội là quá trình hợp tác, tự nguyện giữa các đối tác xã hội. Mục đích của hoạt động này nhằm tạo ra một khung pháp lý tại điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động hoặc đề ra quyết định thực hiện, đưa ra các giải pháp phù hợp mà các bên đều đạt được lợi ích của mình.
Thứ hai, vai trò của đối thoại xã hội đối với doanh nghiệp
Một, đối với người lao động
Đối thoại xã hội trong doanh nghiệp được xem là hoạt động giúp cho bản thân người lao động có thể trình bày những thắc mắc, nguyện vọng cũng như chế độ về lương, thưởng, giờ làm việc hoặc những vấn đề liên quan đến doanh thu…
Hai, đối với người sử dụng lao động
Đối với người sử dụng lao động, đối thoại xã hội giúp cho người sử dụng có thể thỏa thuận, thương lượng và trao đổi với người lao động đối với những vấn đề về phát triển sản xuất, góp phần làm giảm các mâu thuẫn xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những vấn đề mâu thuẫn có thể dễ dàng được trình bày, đồng thời còn giúp cho hiệu quả công việc được nâng cao, đạt được năng suất lao động.
3. Hình thức, vai trò và ý nghĩa của đối thoại xã hội:
Thứ nhất, hình thức đối thoại xã hội
Một, trao đổi thông tin
Đây là hình thức đối thoại xã hội được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Khi một bên đối tác đưa ra những thông tin liên quan đến nội dung chung, các bên sẽ tiến hành cung cấp các thông tin cần thiết với nhau, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Mục đích chính của phương thức này chính là tìm ra điểm chung và đưa ra những thông tin bổ ích giúp cho các bên đạt được mục tiêu đề ra và cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ, phối hợp thực hiện công việc đã trao đổi trước đó.
Quy trình trao đổi thông tin
Bước 1: Xác định thông tin cần trao đổi ngay từ ban đầu để có thể đưa ra những thông tin chính xác và bổ ích.
Lưu ý: Những thông tin này cần phải chính xác, minh bạch, không trái với quy định của nhà nước, đạo đức xã hội, thông tin đưa ra phải đảm báo mới, có tác động liên quan, tác động đến nội dung công việc.
Bước 2: Xác định đối tượng trao đổi thông tin
Đối tượng có thể gồm nhiều chủ thể khác nhau miễn là có mối quan hệ liên quan đến nội dung, vấn đề cần trao đổi như cá nhân hay tổ chức, người lao động, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp…
Bước 3: Triển khai trao đổi thông tin với nhau
Thông tin có thể trao đổi thông qua các cuộc hội nghị, cuộc họp định kỳ hoặc có thể thông qua công văn, thông báo, dưới hình thức email, chuyển phát, qua trang mạng internet…
Bước 4: Sử dụng thông tin sau khi trao đổi
Áp dụng thông tin được trao đổi vào những công việc đã được thỏa thuận trước đó.
Hai, tư vấn, tham khảo
Đây là hình thức thường được sử dụng nhiều nhất vào các ngành dịch vụ, buôn bán hàng hóa hoặc tại các trung tâm tư vấn giáo dục, pháp lý. Với nhu cầu pháp lý tăng cao thì số lượng những văn phòng luật sư, công ty luật cũng theo đó mà tăng để phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Tại một số quốc gia trên thế giới, tư vấn, tham khảo được gọi với tên gọi là tham vấn, tức là sẽ tìm hiểu thông tin và được các bên có nhiệm vụ tư vấn những vấn đề đang thắc mắc và giải đáp những thắc mắc đó thông qua nhiều hình thức khác nhau như thư tư vấn bằng văn bản, qua trang mạng internet, hoặc qua lời nói trực tiếp. Và hình thức tư vấn, tham khảo trực tiếp chính là phương thức đạt được nhiều hiệu quả tích cực.
Ví dụ:
Trong doanh nghiệp thì hình thức tư vấn, tham khảo được sử dụng khá nhiều, hình thức đối thoại này sẽ giúp cho các bên đối tác giới thiệu những thông tin, mời các bên đối tác nghe về một dự án hay những lợi ích, giá thành của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó, từ đó cân nhắc về những ý kiến, lời đề nghị bên đối tác đưa ra.
Quy trình thực hiện đối thoại tư vấn, tham khảo
Bước 1: Lên kế hoạch về những nội dung để hỗ trợ tư vấn, tham khảo một cách chuyên nghiệp, những nội dung truyền tải phải đạt được mục đích đặt ra của của tư vấn, tham khảo này. Tuyệt đối không sử dụng những thông tin không chính xác, phóng đại hoặc có ý muốn lừa dối.
Bước 2: Triển khai thực hiện tư vấn đến đối tượng cần truyền tải thông tin thông qua các phương tiện truyền thông, điện thoại, văn bản hoặc qua các trang mạng xã hội…
Bước 3: Sử dụng thông tin trong tư vấn, tham khảo. Việc tư vấn, tham khảo chỉ đạt được hiệu quả khi đối tượng hướng đến tiếp thu và có mong muốn được áp dụng hay lựa chọn, sử dụng hoặc hợp tác. Chính vì vậy, phương thức này thường mang ý chí độc lập, người tư vấn, tham khảo khó có thể biết trước được kết quả.
Lưu ý: Thông thương những lĩnh vực liên quan cần được áp dụng phương thức tư vấn, tham khảo này là về pháp lý, dự án đầu tư…chính vì vậy, những nội dung đưa ra cần phải chính xác và tuận thủ theo quy định của pháp luật.
Ba, thương lượng
Đây là hình thức đối thoại thực hiện mà các bên đối tác cùng tham gia thảo luận về một vấn đề đang gây tranh cãi, bất hòa sau đó thông qua phương thức hòa giải này mà thống nhất về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến họ, đề ra các biện pháp thực hiện các vấn đề đó và đạt được thảo thuận dẫn đến cam kết của các bên có liên quan. Mục đích của phương thức này chính là giảm thiểu xác suất tranh chấp, phòng ngừa và hạn chế xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng tranh chấp về một vấn đề nào đó.
Quy trình thực hiện:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị những nội dung liên quan, các điều kiện cần thiết cho quá trình thương lượng để có thể thương lượng với các bên một cách dễ dàng, tránh mất thời gian để nghiên cứu lựa chọn các điều kiện phù hợp.
Giai đoạn 2: Tiến hành thương lượng với các bên trên tình thần thiện chí, vui vẻ, hợp tác đề các bên đạt được những lợi ích mong muốn và đưa ra các giải pháp phù hợp, để có thể đạt được kết quả hay thương lượng thành công thì các bên cần phải làm việc trên tình thần tự nguyện, thiện chí, trình bày rõ những vấn đề chưa được thống nhất.
Giai đoạn 3: Kết thúc thương lượng hòa giải.
Thứ hai, vai trò và ý nghĩa của đối thoại xã hội
Ở phạm vi rộng thì đối thoại xã hội trong quan hệ lao động là tổng thể các hình thức tương tác giữa con người với nhau trong các mối quan hệ liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tranh chấp phát sinh, thương lượng…Mục đích của việc sử dụng các phương thức đối thoại xã hội là nhằm truyền tải những thông tin, tham vấn này, chia sẽ những thông tin với các chủ thể với nhau hoặc có sự tham gia với bên thứ ba như cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đến những vấn đề liên quan với nhau.
Theo đó, tùy thuộc vào từng đối tượng, hoàn cảnh thực hiện đối thoại xã hội mà sẽ đối thoại xã hội sẽ có vai trò khác nhau.
Hiện nay, các quan hệ xã hội sử dụng đối thoại xã hội phổ biến cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với người lao động và người sử dụng lao động thì sử dụng đối thoại xã hội. Đây được xem là mối quan hệ sử dụng nhiều phương thức đối thoại đi kèm như thương lượng về tiền lương, thưởng nhân viên, thời gian nghỉ ngơi, lễ…Là phương thức giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền lương, thưởng, thời gian nghỉ lễ,…bằng nhiều phương thức khác nhau như thương lượng, hòa giải.. Việc duy trì được mức độ đối thoại xã hội hài hòa, đoàn kết sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như người lao động được đạt được nhiều hiệu quả có lợi. Doanh nghiệp sẽ giúp tăng năng suất lao động, hiệu quả chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao, từ đó giúp cho doanh thu cũng tăng. Đối với người lao động thì giúp tăng tiền lương, thời gian nghỉ ngơi phù hợp với sức khỏe, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Các hình thức đối thoại chủ yếu tại nơi làm việc:
– Đối thoại định kỳ: do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 3 tháng 1 lần hoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu.
– Hội nghị người lao động;
– Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức;
– Họp giải quyết vướng mắc, khiếu nại qua hòm thư góp ý, bản tin, văn bản, email..
– Thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể .
Đối với nhà nước và người dân
Thông thường mối quan hệ giữa nhà nước và người dân là mối quan hệ phục tùng mệnh lệnh quyền uy, người dân chỉ được thực hiện những công việc được nhà nước cho phép và điều chỉnh. Những mối quan hệ phát sinh giữa nhà nước và cá nhân thương xoay quanh những vấn đề liên quan đến tài sản, nhân thân…phương thức giải quyết chỉ có thể là phục tùng mệnh lệnh, không có sự thỏa thuận giữa hai chủ thể này.
Đây cũng chính là mối quan hệ xã hội sử dụng đối thoại xã hội đặc biệt, giúp cho các cá nhân thực hiện được tốt các quy định của pháp luật, hạn chế được những hành vi phạm tội xảy ra từ đó giúp cho đời sống xã hội được ổn định, phát triển.
Đối với đối tác và doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ xã hội rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Các chủ thể trong mối quan hệ này thường sử dụng phương thức thỏa thuận, thương lượng trao đổi về nhưng vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh như cung ứng hàng hóa cho các đối tác, mức giá phù hợp, thị trường tiêu thụ…Một doanh nghiệp muốn được phát triển ổn định và vươn xa hơn thì bắt buộc cần chú trọng về vấn đề thương lượng với khách hàng.
Như vậy, đối thoại giúp cho những cá nhân hay tổ chức có thể trình bày được những quan điểm, những nội dung còn thắc mắc hay giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình, tránh xung đột, gây mâu thuẫn bất hòa với nhau.
Từ đó có thể giúp cho nhiều cơ quan, tổ chức hay doan nghiệp có thể tăng doanh thu, tạo điều kiện cho sự phát triển, sáng tạo và đồng thời thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với xã hội.
Việc đối thoại xã hội cũng giúp cho cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ lợi ích, nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định, dân chủ, môi trường làm việc an toàn, thân thiện và tích cực.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết: